Truyện ngắn: Thư pháp và tứ linh

Truyện ngắn: Thư pháp và tứ linh
(*Lời mở đầu: Đây chỉ là một câu chuyện tưởng tượng, được viết lên dựa vào tình yêu nghệ thuật thư pháp việt và tình yêu thương gia đình. Phi lợi nhuận và chỉ mang tính chất giải trí, cổ vũ những ai đang bước trên con đường mang tên thư pháp Việt, có mong muốn theo đuổi nó với tất cả niềm đam mê)

Tết đến, người người đi cùng nhau đi sắm sửa, mấy đứa nhóc có vẻ rất thích thú với những điều sắp đến, chúng nô đùa, chạy tới chạy lui, mè nheo bố mẹ mình những bộ quần áo đẹp nhất, và thực sự háo hức vì sắp tới là những ngày duy nhất trong năm chúng được người khác cho tiền. Bản thân tôi cũng thế, trong những ngày này mình phải tính toán cách để có thể giấu được càng nhiều tiền càng tốt, vì sao ư? Đã hàng chục năm nay, mẹ tôi lúc nào cũng ca bài ca muôn thưở “để mẹ giữ cho sau mua gì mẹ trả”, nhưng sau đó có thấy trả cái cóc khô gì đâu? mọi thứ vẫn đâu vào đó, và mẹ tôi thì...chẹp...chẹp...dường như đã quên đi lời mình đã nói...chẹp...khịt...khịt... hình như có mùi gì đó, mùi này thơm lắm, mùi của thịt, của ớt và... A! Tôi nhớ ra rồi, đó là món sở trường của mẹ, món thịt gà xé khô. Không biết bà làm kiểu gì, nhưng món này của bà ăn vào dịp tết là số dách, nó giúp tôi vượt qua mấy ngày ngồi ở nhà không có việc làm với một đống phim, có thể ngấu nghiến từ sáng đến tối được, bây giờ thì cứ ngồi chờ một xíu, có lẽ bây giờ mẹ đang lấy thịt gà ra, bà sẽ bỏ vào một cái hộp và cất lên trạng bếp, và lúc đó thì...khà khà....

Nhắc đến mẹ tôi thì không thể không nhắc tới bố, mà đã nhắc tới bố thì chẳng thể nào không nhắc tới ông nội. Phải, cả bố và ông nội tôi đều là những người rất cổ hủ..., và gia trưởng..., họ có rất nhiều điểm giống nhau như kỹ tính, bảo thủ, khó gần, mặt lúc nào cũng lạnh tanh và... ồ...có lẽ theo như những gì mà mẹ tôi kể, bố và ông tôi có duy nhất một điểm không tương đồng đó là ông tôi quyết định trở thành một nhà thư pháp gia, ông thích viết chữ còn bố tôi thì quyết định theo một hướng đi ngược lại vì bố không thích việc ông nội bỏ rơi gia đình những mùa lễ tết. Không hiểu vì sao và cơ duyên thế nào mà hai người họ lại trái tính nhau như vậy, nhưng nghe mẹ tôi kể lại, ông và bố từng có trận cãi vã kịch liệt về vấn đề truyền nghề, và mâu thuẫn giữa hai họ vẫn còn đó cho tới tận khi ông tôi mất, bố tôi đem tất cả những tác phẩm của ông mang đi bán sạch, toàn bộ sách vở và mọi thứ của ông có liên quan đến thư pháp, bố đều bán hoặc đem cho hết. Nhắc mới nhớ, đó là một vụ trao đổi quá hời, vì ông tôi là một nhà thư pháp có tiếng, sau này các tác phẩm của ông được mọi người mua với giá khá cao. So với cái giá mà bố tôi đã từng bán, các tác phẩm thư pháp của ông thời điểm hiện tại cũng gấp cả trăm lần, điều đó càng làm cho danh tiếng của ông tăng lên và bố tôi lại càng cảm thấy căm ghét cái nghiệp thư pháp hơn vì hàng ngày phải tiếp những đoàn khách đến thăm nhà chỉ để xin một lần được nhìn những tác phẩm của ông. Người ta cho rằng bố tôi đem giấu những tác phẩm ấy đi nhưng sự thực thì không phải thế, càng chứng minh bao nhiêu, người ta càng tảng lờ và suy nghĩ theo chiều hướng ngược lại. Có thể thật khó hiểu nhưng đúng sự thực là như thế, có vài lần tôi gặng hỏi bố tôi về vấn đề này nhưng ông không hề nói. Ông tảng lờ mọi câu hỏi và có đợt còn mắng tôi vì tội hay quan tâm đến những chuyện không đâu, thế nhưng chính những điều đó lại khiến cho tôi có một cảm tình đặc biệt với thư pháp. Tôi tự mình chế bút, luyện chữ và mới gần đây nhất là đăng ký vào học một lớp thư pháp chữ Việt.

Có lẽ chỉ riêng gia đình tôi là khác so với những gia đình trong xóm, mà có khi ở cả cái đất nước Việt Nam này, khi mà mọi người đều yêu thích thư pháp thì chỉ riêng gia đình tôi lại cấm đoán việc ấy. Bố tôi cấm mẹ tôi mua về những thứ có liên quan đến thư pháp, tranh thư pháp – cấm, đồng hồ có hình chữ thư pháp – cấm, quần áo có chữ thư pháp – cấm, kể cả quả dưa có viết chữ thư pháp bằng nhũ vàng trên đó cũng – cấm nốt. Nhưng việc cấm thì là chuyện của bố, còn việc học thì lại là vấn đề của tôi. Chính vì thế mà tôi vẫn thường nói dối bố đi học thêm tiếng anh buổi tối để đến lớp học thư pháp. Được hòa mình vào các con chữ, được thả hồn theo từng đường nét, tôi như cảm thấy vô cùng thích thú. Tôi rất ngưỡng mộ một nhà thư pháp trẻ, anh Hoa Nghiêm nhưng vào năm 2017, anh mất do bệnh nặng, vậy là tôi chỉ được gặp anh duy nhất có một lần tại buổi gặp mặt tại quán cà phê thư pháp vào một buổi chiều tháng 3. Có lẽ giờ này tôi sẽ vào bốc bả một ít thịt gà xé của mẹ, sau đó thì lượn qua lớp học thư pháp một chút để tập thêm, bài học hôm nay là về cách viết nét tàng phong, một trong những nét bút pháp khó nhất của những người mới học viết thư pháp.
18h30 dắt xe ra khỏi nhà, nhét nắm gà xé khô vào trong ba lô, tôi phi một mạch đến lớp học.

- Hello Sáng, hôm nay sớm thế?
- Xời, hôm nao chả sớm!

Tôi trả lời cu Hưng. Nó là bạn “đồng môn” với tôi, một thằng vui tính, hoạt bát, nhanh nhẹn và cực kỳ có tài. Hưng tập thư pháp rất lẹ và hầu như tất cả các nét cậu ấy đều học nhanh hơn tôi. Chính vì thế mà trong lớp cậu ấy được thầy giáo tin tưởng bầu làm lớp trưởng, mỗi khi nhìn vào dòng chữ của cậu ấy, tôi luôn cảm thấy có gì đó rất bay bổng, nhưng vẫn luôn luôn có thể hiểu được, cảm giác con chữ luôn luôn được thể hiện theo ý muốn của cậu ấy nhưng vẫn giữ được độ phiêu nhất định của nó. Lan man nghĩ trong đầu tôi bị mùi mực đánh thức, nếu quên giới thiệu thì chắc có lẽ các bạn sẽ không biết rằng, trên người của những thư pháp gia luôn có một mùi đặc trưng, mùi của giấy viết và mực tàu, một số người không thể ngửi được mùi này, nhưng đối với những người khác, đây là một mùi rất thơm, thơm đến lạ kỳ, mùi thơ mà mỗi khi ngửi thấy là trong lòng như nhẹ đi, bẫng lại.

- Sáng!!
Tiếng gọi như thét lên trong gian phòng học, nghe quen lắm. Tôi quay lại!!! Là bố tôi!

- Mày làm gì ở đây? Đi về mau!

Cả lớp học bẫng lại một hồi lâu, tôi thì vừa muốn nán lại để nói lên quan điểm của mình, nhưng sự sợ hãi như điều khiển tất cả mọi thứ, cho đồ vào trong cặp tôi chưa kịp đeo lên vai thì bố tôi đã giật lấy, rồi dốc ngược mọi thứ ra ngoài, mực, nghiên và bút rơi tứ tung khắp sàn nhà.

- Mày đi học tiếng anh thế này hả?

Chuyện là tối hôm ấy mẹ tôi quên mua rau, thế là bảo bố tôi ra chợ mua và ở đó, ông gặp cô giáo dạy tiếng anh của tôi và hỏi về “tình hình học tập của cháu nó”. Số tôi đen và lúc đó bị ông xách cổ về nhà, cộng thêm việc bị cấm túc trong vòng một tháng.

Ngồi thu lu trong phòng mấy ngày tết này chắc cũng đủ khiến cho một thằng hiếu động như tôi cảm thấy chán nản, chỉ khi nào được cầm vào cây bút, tôi mới có thể ngồi thâu đêm suốt sáng được mà thôi, không biết nếu đặt vào cương vị của ông tôi, ông sẽ làm gì? Nhìn vào chiếc bàn làm việc của ông (thứ duy nhất mà bố tôi để lại để tôi có thể học tập) thì tôi lại ao ước được một ngày ngồi ở phố ông đồ, đưa bút tặng mọi người những dịp tết đến xuân về. Nghĩ đến đây, lòng tôi lại rạo rực, tôi tiến tới chỗ bàn viết, giả vờ như đang ở chợ xuân, giả vở như có người đến hỏi xin chưa, giả vờ là mình đang cầm bút và giả vờ luôn cả việc mình trao cho mọi người. Cảm giác thật tuyệt, mọi thứ đều hoàn hảo cho đến khi tôi phát hiện ra có vài hạt bụi rơi vương trên mặt bàn, ngước lên trên, tôi thấy trần nhà có một vết nứt, vết nức rất vuông vức và một vài tiếng động vang lên, có vẻ như vài con chuột đã làm tổ ở trên đó. Chưa kịp hình thành trí tưởng tượng của mình thì cả một mảng to phía trên rơi xuống, tấm trần được quết một lớp sơn hời hợt lộ ra một khoảng trông nhỏ, đủ để tôi nhìn thấy có một cái gói được cuộn lại bằng tre. Tôi đặt chiếc ghế lên bàn và trèo lên ghế, cố vướn tay lấy cái bọc ấy, cái bọc đã ngả màu xỉn cũ và một phần đã bị bọn chuột gặm nát, tôi kéo sợi dây buộc để mở cái bọc tre ấy ra thì bất ngờ nhận thấy trong đó là một bộ bút lông với cán bằng gỗ, nửa trên gắn vào bằng một đầu sứ trắng, lông của nó đen bóng một cách kỳ lạ, luôn tỏa ra mùi mực quen thuộc, bên cạnh là một cuộn giấy tập đã nhàu nát hết gần một nửa và một cái túi gấm mầu vàng, tôi kẹp bộ bút lông rất đẹp, mịn ấy sang một bên nách và chú tâm qua chiếc túi gấm còn lại, bất ngờ bởi chiếc túi ấy được thêu theo hình ảnh của một đầu bút với những ngọn gió bao quanh, tôi mừng thầm với suy nghĩ có thể lúc ông và bố cãi nhau, ông đã dấu hộp bút ấy lên trên nóc. Từ từ mở cái túi gấm ra, một thứ ánh sáng màu vàng lóe lên đến bất ngờ, tôi bị chói mắt, loạng choạng và chơi vơi... Trong phút giây ấy, một suy nghĩ trong đầu tôi lóe lên.... “Thôi chết rồi”!

Tôi mở mắt và nhìn xung quanh, mọi thứ vẫn còn đó, từ bên trong chiếc túi gấm vương ra ba cái ấn triện, hai chiếc thì còn nguyên còn một chiếc thì vỡ thành hai mảnh, có lẽ do cú ngã ấy nên con ấn đó mới vỡ ra như thế.

- Sáng ơi!

Tôi quay ra thì thấy bố tôi, mắt đang thẫn thờ nhìn đối diện, tôi biết chắc rằng lần này tôi sẽ lại phải rời xa cây bút và tất cả những thứ mà tôi vừa mới khám phá ra được, nhưng không! Bố tôi chạy lại vẻ hớt hải, còn tôi thì lúng túng, tôi định cất tiếng gọi bố tôi nhưng ông đã chạy..., chạy xuyên qua người của tôi.

Không thể tưởng tượng được những gì đang diễn ra trước mắt, tôi quay người ngoái đầu nhìn lại, trên sàn nhà lúc này là tôi, bằng xương bằng thịt đang nằm đó, đầu bê bết máu, còn bố thì liên tục gọi tôi, ông khóc rồi kêu mọi người đến giúp.

- Ôi, cháu của ông đã lớn đến ngần này rồi sao!
Trước mắt tôi lúc này là một người đàn ông lớn tuổi, râu tóc bạc phơ, ông cười một nụ cười phúc hậu và dang rộng cánh tay gọi mời.

- Ông nội! – Lại một bất ngờ khác!
Tôi bàng hoàng đến lặng người, và trước khi tôi kịp nói ra điều mình đang suy nghĩ, ông nội giải thích luôn.

- Cháu chưa chết đâu, yên tâm đi, đây chỉ là giai đoạn chuẩn bị thôi! Những gì cháu đang thấy đều là những hình ảnh do cháu tự nghĩ ra và... như cháu biết đấy, hai mươi tư tiếng đồng hồ trong này chỉ bằng 1 tiếng ngoài đời thật thôi. Nào! Để ta đưa cháu đi xem một vòng!

Ông lôi tôi dậy sau khi tôi đã vơ hết đống giấy bút và cho chỗ ấn triệt vào túi. Bước qua cánh cửa nhà, một khung cảnh hoàn toàn khác so với những gì tôi thường thấy, không còn con đường, không có xe hơi, không có cột điện hay đúng hơn là bất cứ một thứ gì liên quan đến thế giới của người hiện đại... chỉ có... những thứ của ngày xưa, một thế giới hoàn toàn cổ kính.

Tôi đi theo ông qua những con phố, nhìn những người bán kem trong những chiếc xe xích lô màu xanh, băng qua một khu chợ thì đến một dãy hàng những người viết chữ thư pháp. Ông bảo rằng ở đây người ta ít khi dùng tiền bạc, vất chất đối với những người ở thế giới bên này đều quá đỗi tầm thường, ở đây họ tìm kiếm những đỉnh cao của nghệ thuật. Chính vì thế mà những mặt hàng trong cả khu chợ lẫn những gì mà tôi nhìn thấy cho dù là thức ăn, đồ uống đều là những thứ người ta làm vì đam mê, hoặc nói một cách khác là chẳng có việc gì để mà làm nữa. Đang nói đến đoạn ông chững lại một nhịp khiến tôi xuýt đâm phải ông. Ông kéo tay tôi lên ngang hàng rồi chỉ về phía trước nơi có một ngôi nhà rất lớn kiểu nhà sàn của người dân tộc Tây Bắc. Ngôi nhà lớn đến nỗi tôi nghĩ có thể chứa được hàng trăm người ở trong đó. Khi bước vào, tôi bất ngờ bởi sự rộng rãi và hoa lệ của nó, điểm đặc biệt lớn nhất chính là thư pháp, các tác phẩm thư pháp ở đây được treo đầy trong nhà, khách ra khách vào nườm nượp, người chọn mua, người bình phẩm như thể đang trong mùa lễ hội.

- Đây là đâu vậy ông?
- Đây là nhà của ta! Nếu cháu thích cháu có thể thử.

Vừa nói, ông vừa đưa cho tôi một cây bút và đổ mực ra một cái nghiên đặt trên bàn gần đó. Mùi mực ngào ngạt tỏa ra khiến tôi ngây ngất. Đặt bút tôi phóng tay viết ba chữ “Phúc Lộc Thọ”, mọi người đứng túm năm túm ba vào nhìn ngắm, khen đẹp. Ông cầm bức thư pháp lên và hô to cho mọi người biết đó là tác phẩm của tôi, ai cũng tỏ ra thích thú khiến tôi cũng vui lây. Bỗng từ đâu trời rung đất chuyển, giống như một cơn động đất, mọi người đều chưa biết chuyện gì xảy ra thì trần nhà sàn bỗng kêu răng rắc, vang lên những tiếng động ầm ầm, và miếng gỗ lát trần bung đánh sụp xuống ngay giữa sảnh nhà, phía trên xuất hiện một thân hình to lớn, dài và trơn đen, với những cái vảy cá đặc biệt, ánh mắt to và hung dữ nhìn vào trong căn nhà, đó là một con rồng màu xanh biết nói.

- Đến đây nào!

Nói đoạn nó đưa chân vào vơ lấy mấy người, vừa vơ lên nó vừa hỏi “Cây bút đâu, cây bút ở đâu?” rồi ném mọi người đi một cách dã man. Ông nội lôi tôi toan chạy ra ngoài nhưng con rồng để ý thấy, nó trườn ra trước chặn đường hai ông cháu, với điệu nhếch mép dễ sợ, nó cất lời:

- Lão chủ nhà, ông hãy ngoan ngoãn đưa cây bút ra đây ngay!
- Bút nào? Tôi không biết! – Ông tôi run lẩy bẩy ngước lên trả lời con rồng.
- Láo! Ông dám lừa tôi sao, tôi sẽ hóa kiếp cho tất cả lũ súc sinh ở đây, tất cả sẽ xuống mồ nếu ông không chịu khai ra sự thật.

Con rồng không chờ ông tôi trả lời, nó trườn người vơ lấy bất cứ ai nó nhìn thấy trên đường đi, bắt được người nào nó nhai sống luôn một cách man rợ. Ông tôi hoảng hốt

- Trời ơi! Tôi không biết thật mà! Đừng... Tôi xin ông! – Rồi với giọng nói run run ông quỳ xuống van xin.

- 24 giờ đồng hồ! Ta cho ông đúng 24 giờ đồng hồ nữa thôi đấy!

Thư pháp và tứ linh
Rồng thần
Con rồng thả nhúm người trong bàn móng của nó ra, loanh quanh một hồi khu chợ và phá hủy tất cả mọi thứ trong tiếng cười khoái trá rồi lao mình lên trời bay vào đám mây trên cao.

Mọi người lục tục dìu dắt nhau dậy và nhìn ông tôi với ánh mắt cầu cứu. Trước khi tôi kịp hỏi điều gì, ông quay sang nhìn tôi và kéo tôi đi, nhanh nhưng không quá hấp tấp.

Hai ông cháu đi đến một khu nhà tồi tàn, phía trên đề một tấm biển “Việt Thư Đạo Quán”, ông đưa tôi vào trong và nhấc tẩm phiên cửa mục nát chắn ngang cửa để chặn đường lại, sau ông tiến tới chiếc giá sách phía bên trái và kéo một cái nẫy bên cạnh, giá sách kêu còn cọt sau đó mở sang một bên. Ông cầm cái đèn dầu rồi châm nến đi vào. Tôi bước theo sau ông đi dọc đoạn hành lang tôi thui đến một căn phòng nhỏ, nơi có một cái bàn, xung quanh là những hình vẽ thư pháp kỳ quái. Ở đây, ông bắt đầu giải thích:

- Trước đây khi thế giới này mới được sinh ra, những người đầu tiên đã biết nhận thức được những gì họ gặp sau cái chết, chính vì thế họ sử dụng bút lông, mực xạ và giấy dó để làm nên những tác phẩm thư pháp nhằm ghi chép lại và để lại cho con cháu những thông điệp vô cùng quý giá. Tương truyền rằng trong quá khư, có một người đàn bà sinh hạ ra ngũ linh, long, ly, quy, phượng và một cậu bé. Cậu bé ban đầu vốn không có tài cán gì so với những thần thú còn lại, nhưng sau này nhờ tạo ra những vật phẩm đặc biệt tạo ra văn phòng tứ bảo, cậu đã có một sức mạnh gần như vô song.

- Sức mạnh đó là gì vậy ak? Tôi hỏi ông vẻ mặt chăm chú!
Ông đằng hắng một chút sau “vụ vừa rồi” và cố gắng giải thích tiếp.
Cậu bé tạo ra được bốn loại thần khí đó là một chiếc bút, một cuộn giấy, một cái nghiên đá, một lọ mực đen, và hễ bốn thứ đó kết hợp lại thì sẽ tạo ra những hình thù, những sự kiện luôn luôn hiện thực. Không những trong thế giới của những người đã chết, một ngày câu ấy muốn thoát khỏi đây và đến với thế giới của hiện thực, cậu ta tạo ra một cái cổng và chuyện gì sau đó thì không ai biết, chỉ rõ là bốn thần khí biến mất và thế giới cõi âm này bắt đầu trở nên hỗn loạn, tứ linh cai trị bốn vùng đều có một mong muốn sở hữu tất cả bốn món thần khí ấy để trở tới thế giới thực.

- Vậy không lẽ con rồng kia là một trong tứ linh? – Tôi chỉ lẩm bẩm một chút, nhưng trong căn phòng nhỏ, ông nghe thấy nên trả lời ngay:

- Không, đó chỉ là một trong hàng trăm, hàng ngàn con rồng khác! Giải thích với cháu một chút về thế giới này! Nó không tròn như cháu vốn nghĩ, mà trải dài đến vô cùng tận, và thế giới này bị chi phối bởi cuộc sống thật của con người. Lấy một ví dụ như khi còn sống, người ta quen với việc một ngày có hai mươi tư tiếng đồng hồ thì ở đây cũng như thế, và không gian sẽ tự thay đổi sắc độ, cường độ theo số đông để vận hành mọi thứ.

- Như thế có nghĩa là nếu như tất cả mọi người muốn mưa thì sẽ có mưa, muốn nắng thì sẽ có nắng sao?

- Đúng là như thế, nhưng việc ấy không dễ đâu, vì số lượng sinh linh có nhận thức ở thế giới này ít ai có thể nắm bắt cho được duy chỉ có một người. Cậu bé ấy!

- Vậy thì tại sao con rồng ấy lại tìm đến ông? thưa ông?
- Vì gia đình chúng ta là hậu duệ của người, cháu ak!

Nói rồi ông vén tấm màn che một góc của bức tường ra, trên bức tường có một tấm ảnh, người đàn ông đang cầm trên tay một cái bọc, cái bọc màu vàng. Tôi bất giác thấy cái bọc này khá giống với cái bọc mà tôi thấy trên nóc nhà. Và như nhận ra điều khác lạ trên khuôn mặt của tôi, ông hỏi:

- Cháu thấy nó rồi sao?
- Vâng, nhưng ở thế giới thực, một cái bọc được để trên nóc nhà! Cháu lại tưởng ông giấu lên trên đó.

- Không! Ta chẳng bao giờ làm như thế cả! Như vậy thì có thể cây bút ở đó.
- Chờ chút ông ơi! Cháu không hiểu lắm, nếu như thế thì có nghĩa là những thần khí còn lại đã tìm thấy rồi sao?

- Đúng vậy! Chiếc bút ấy được làm từ lông mao của con phượng hoàng, cái nghiên được làm từ một cái móng của thần quy, mực lấy từ máu của rồng và da giấy được làm nên từ bộ da của kỳ lân. Hiện tại, chiếc nghiên, bộ da của kỳ lân đã bị lão rồng thần lấy mất được. Lão chỉ thiếu duy nhất chiếc bút nữa, và việc cháu kể vừa nãy, chứng tỏ rằng thần khí cuối cùng không đâu khác, chính là ở thế giới thực của cháu.

Nói đoạn ông quay ra ngoài, không định bảo tôi đi theo. Quay trở lại căn nhà của bố mẹ, tôi nhớ đến ba mẹ vô cùng, và nếu như thành công, ông hứa rằng sẽ xin lão rồng thần cho cháu vượt qua khỏi kiếp nạn này để tiếp tục cuộc sống. Chúng tôi đi tới căn phòng lúc trước, đặt chiếc ghế lên cao và cố gắng lục tìm, tôi để ý đến cái trần nhà từ trước, lúc này nó đang liền lại, và rất có thể đó là nơi chiếc bút đang được cất giấu. Ông có vẻ loay hoay, và rồi kêu lên một tiếng và dường như có vẻ vui sướng lắm, ông giơ cây bút lên trước mặt

- Ha ha, cuối cùng ta cũng đã tìm được nó, cuối cùng ta cũng tìm được nó!
Ông cầm cây bút rồi như không còn cảm nhận thấy sự hiện diện của tôi nữa, ông băng qua khu chợ tới một cái quảng trường, ở giữa có đặt một cái chuông. Từng hồi chuông là lại xuất hiện những cơn giông lớn kéo về. Sấm chớp ầm ầm và từ trong làn mây đen, một con rồng xuất hiện, con rồng ban chiều. Nó nhào xuống, lượn quanh ông nội và cười khoái trí khi nhìn thấy trong tay ông là cây bút thần khí.

- Tôi đã tìm ra nó! Xin ngài hãy cho tôi được đầu thai! Xin ngài!
Con rồng cuỗm lẫy chiến bút thần và cả ông nội, tôi chạy theo sau cố bám lấy thân ông và giữ ông lại!
- Không! Mày định mang ông tao đi đâu!
Trong khi tôi đang mắng con rồng ông có nói với tôi trước hết bằng lời nhã nhặn hãy cứ thả ông ra, mọi chuyên sẽ ổn, nhưng sau thì ông đổi bằng một giọng nói đanh thép, rõ ràng hơn.

- Mày nhầm rồi! Tao đâu phải ông nội của mày!
Nói rồi ông ta dùng tay lột từ dưới cằm ra chiếc mặt nạ, để lộ nguyên bộ mặt của một tên mặt hóp mũi quạ, mắt ti hí gian manh. Hắn giãy tay tôi ra khỏi người và cười một điều cười khoái trí.

- Ông của mày bị bọn tao bắt rồi! Tất cả những thứ mày nhìn thấy, chỉ là một màn kích do chúng ta dựng lên mà thôi. Cút đi “thằng cháu” ngu ngốc! Ahaha
Tôi bàng hoàng, rồi lãi lãnh thêm cái đạp thẳng vào bụng từ tên cải trang ông nội chết dẫm, đau điếng quá mà phải buông tay, cứ nghĩ rằng tôi sẽ ngã xuống mà gãy cổ chết, ai ngờ đâu cú ngã ấy chẳng hề hấn gì, mặt đất như mềm đi và sau một hồi tôi mới hiểu rằng, tôi đang ở cõi chết thì làm sao có thể chết thêm được nữa! Nhưng không phải! Đó là một con phượng hoàng, nó đã đỡ tôi trong lần ngã ấy. Quắp đi rất nhanh! Nó bay với tốc độ chóng mặt khiến tôi chỉ kịp nghe thấy loáng thoáng sau lưng những tiếng thét khó chịu

- Bắt lấy cả thằng bé, lũ ngu đần!

Con phương hoàng bay lên cao, nó quắp chặt đến nỗi suýt chút nữa làm tôi bị ngộp thở, cho đến khi tôi phải nói ra bằng lời thì nó như hiểu ra mà lơi lỏng cặp móng ra một chút.
Thư pháp và tứ linh
Phượng Hoàng
Chúng tôi bay độ hơn 30 phút, cứ bay như vậy, chẳng nói chẳng rằng với nhau cầu nào, cho đến khi nó chao mình qua một đám mây, để lộ ra một cánh rừng xanh bạt ngàn mà ở xa xa thấp thoáng có một cái cây cực lớn, đó chính là thần thụ, là nơi nó thả tôi xuống.

Cây thần thụ to đến nỗi tôi phải nghĩ nó lớn như toàn nhà cao nhất ở cái đất nước Việt Nam này, nó phát ra một làn khói màu hồng nhạt và một mùi hương thơm ngào ngạt, tôi cảm thấy mùi hương ấy rất quen, quen đến lạ lùng, cho đến khi tôi bước tới gần, tôi mới nhận ra rằng phía dưới gốc cây ấy, có những tiểu đồng đang ngồi vẽ, chúng vẽ lên từng chiếc là hình hài của những đứa trẻ, họ tên, năm sinh, quê quán và nhét vào trong một cái lỗ mọc ra từ rễ của cái cây đang đâm thẳng lên mặt đất, hàng trăm ngàn tiểu đồng và hàng trăm ngàn cái lỗ, chúng bé chỉ như hạt đậu, và quang quảnh làm việc ấy khiến tôi không khỏi choáng ngợp.
- Những đứa trẻ được sinh ra từ đây, cái cây này lấy linh hồn đã siêu thoát của những kẻ đã chết để hóa kiếp cho họ được đầu thai về thế giới thực tại.

Con phượng hoàng cất tiếng nói và giải thích cho tôi mọi thứ, rằng hiện tại việc phân chia quyền lực trong vùng đất này đã nghiêng hẳn về phía lão rồng thần và đàn con của lão, sự sinh sôi mạnh mẽ của dòng tộc ấy khiến không một ai trong thế giới người chết này dám chống lại, duy chỉ có một số ít những sinh vật của phượng tộc và kỳ lân. Tôi có thắc mắc rằng tại sao nhà rùa không tham gia vào cuộc chiến này thì con phượng hoàng giải thích qua loa, rằng cái tộc “thối nát” ấy chẳng biết làm gì ngoài ăn và ngủ. Nói đến đoạn nó đưa tôi vào trong một cái hốc cây ngang lối đi, bên trong là một khoảng trống rộng và quang cảnh cũng nhộn nhịp không kém, những tiểu linh đồng mang dáng vẻ của một đứa trẻ những lại có đôi tay cực kỳ khéo léo và tư duy hình khối như của một người trưởng thành, việc tôi ngắm nghía quang cảnh xung quanh bị gián đoạn bởi một tốp người, họ là những dân làng chống đối lại thế lực của rồng thần và phải chạy trốn.

- Ở đây cậu sẽ an toàn thôi! – Một người dân trấn an tôi
- Chưa chắc vậy đâu, tấm phòng thủ đang yếu đi

Từ đằng sau tiến lại, một con ngựa to lớn mà nhìn tư xa thôi tôi cũng có thể thấy rõ được những thớ cơ chạy dọc từ cổ xuống bắt chân trước của nó, ánh mắt màu xanh và ...ồ...nó có một cái sừng tê giác ở giữa đỉnh đầu, tai hươu, miệng rồng, mắt sư tử. Đó không phải là ngựa, đó là Kỳ lân.

- Đây chính là Kỳ lân, một trong tứ linh đang sống trên vùng đất này. Khác biệt so với chúng tôi, Rồng thần và rùa thần là hai thần thú duy nhất có khả năng tự sinh sản, tuy nhiên về phía “Cụ rùa” nhà ta thì lão chết tiệt ấy chỉ có nằm và ăn mà thôi, các con của lão cũng vậy, và điều đó khiến cho lũ cháu chắt họ rồng có lợi thế hơn về mặt quân số, và chúng đang gia tăng lên hàng ngày.

Phượng hoàng giải thích cho tôi nghe, trong khi con Kỳ Lân tiến lại gần và dường như nó nhận ra điều gì đó từ phía tôi. Nó lùi lại vài bước rồi tiến tới nhìn thẳng vào mắt tôi khiến tôi cảm thấy hơi sợ hãi.

- Đây là hiện thân của Cậu ấy. Không còn nghi ngờ gì nữa, tôi có thể thấy chân cốt của cậu bé này.
- Đúng vậy, đó là lý do mà tôi đưa cậu bé ấy về đây.
- Mau! Mau đưa cậu ấy đi xem bức thư!

Hai thần thì thầm với nhau một lúc rồi quay sang tôi bảo tôi đi theo họ. Họ đưa tôi đến một cái hốc giống như một căn phòng riêng, đó là phòng làm việc của người viết chữ trong huyền thoại vùng đất này, căn phòng được kê một căn bàn, đằng sau bàn làm việc ấy có một bức thư pháp to có nội dung về một bài thơ mà thôi chưa kịp đọc đã bị hai thần xô người. Họ bảo tôi chú ý vào một tấm biểu được đặt trên bàn, tấm biểu đã mở sẵn và nội dung của nó thể hiện rằng:
“Ta biết ngươi là hiện thân của anh cả! Ngươi hãy một mình đến nộp mạng, nếu không thì lão già của ngươi sẽ chết”.

Đi kèm bức thư là một cái áo the, cái áo mà ông hay mặc.

- Có lẽ ông nội của thằng bé đã bị chúng bắt, và chúng cải trang làm ông nội để lừa nhóc con này nhằm chiếm đoạt cho đủ bộ tứ linh. – Kỳ lân phân vân
- Thằng bé chắc chắn có một ưu thế nào đó, nếu như rồng thần chưa sử dụng tứ linh, chắc hẳn thằng bé là chìa khóa, ta nhất định không để cho thằng bé đi được.
Nghe đến đây tôi hơi lo ngại vì nếu như không đi, chúng sẽ bắt nhốt ông nội và đày đọa ông không cho ông được siêu thoát. Nhưng vì hai thần bắt giữ ghê quá nên tôi đành nghe theo, tôi cần phải biết nhiều hơn về thế giới này.

Thư pháp và tứ linh
Ly
Tôi được thần Kỳ Lân cắt cử hai chú hổ lớn đi theo để bảo vệ, chúng gắn chặt với tôi như hình với bóng và đặc biệt không để cho tôi tiến tới gần vực ranh giới, một nơi mà nghe nói hễ tôi vượt qua, sẽ tiến thẳng trực tiếp tới hang ổ của lũ rồng thần.

Suốt ngày tôi loanh quanh đi lại trong căn phòng của “Anh cả”, chán tới nỗi tôi phải tự tìm nguồn vui cho mình bằng cách nhờ mấy đứa tiểu đồng mang lên cho một ít giấy mực để viết. Và cũng chẳng hiểu sao chỉ riêng có thư pháp và viết thư pháp mới khiến tôi có thể khuây khỏa được phần nào. Tôi viết say mê đến nỗi khi nhìn lên mới biết lũ hươu nai, bọn hổ báo và đám tiểu đồng đang đứng chặt ních, bu quanh chỗ viết của mình, thấy tôi ngẩng lên, chúng mới nháo nhào hết cả, rồi tấm tắc khen khiến tôi cảm thấy vui sướng vô cùng. Thế nhưng niềm vui sướng ấy không thực sự lâu dài khi hai thần nhận thêm được một gói đồ trong đó là một phần thân thể của ông nội. Tôi tá hỏa khi biết tin ấy, và sự lo lắng của tôi lại gia tăng gấp nhiều lần khi nhận thấy việc bảo vệ tôi được hai thần tăng cường một cách nghiêm ngặt. Đã có nhiều vụ cãi vã diễn ra và càng để lâu thời gian, lũ rồng lại gửi đến nhiều hơn những thông điệp, tôi biết điều ấy vì chúng luôn lảng vảng quanh khu rừng, làm náo loạn hết cả để cho tôi được biết, ngay cả khi hai thần Kỳ Lân và Phượng Hoàng đã cố gắng ngăn chặn điều đó.

Sáng hôm ấy khi thức dậy bởi những hình ảnh gướm ghiếc của ông nội, tôi nhận thấy rằng mình phải làm gì đó, tôi chắc mẩn rằng hiện thân của mình trước đây sẽ phải tính cách, một phương án khác để đề phòng chuyện bất trắc xảy ra. Vì vậy mà tôi lục tung tất cả căn phong của người ấy lên. Và cuối cùng tôi để ý đến bức thư pháp được treo trang trọng sau bàn. Bức thư pháp được viết rất đẹp, chữ thư pháp đẹp đến nối làm người xem phải mê mẩn, nó viết rằng:
Truyện ngắn: Tư pháp và tứ linh
“Sống không giận không hờn không oán trách
Sống mỉm cười với thử thách chông gai
Sống vươn lên theo kịp ánh ban mai 
Sống an hòa với mọi người chung sống
Sống là động nhưng lòng luôn bất động
Sống là thương nhưng lòng chẳng vấn vương
Sống yên vui danh lợi mãi coi thường
Tâm bất biến giữa dòng đời vạn biến”

Tôi tiến lại gần bức thư pháp, để soi kỹ vào đó và bất chợt nhận ra sự khác biệt lớn nhất nằm ở chữ “động” khi mà ký tự “ô” có một lỗ hổng nhỏ. Dùng ngón trỏ của mình xuyên thẳng vào trong mà xé toang bức thư pháp, đó là một đường hầm vừa đủ cho một người như tôi đi vào. Tôi cứ mò mẫm như vậy và nhận thấy thấp thoáng xa xa có một tia sáng. Tiến lại gần tôi nhận thấy đó là một lối ra, tôi chạy thật nhanh khi nghe thấy tiếng hai con hổ đang gầm lên phía sau mình, vút một cái, tôi mới nhận ra rằng mình đã phi ra ngoài không trung, nhưng thay vì rơi xuống thì tôi lại... bay lên.

Trong lúc luống cuống và quay cuồng bởi sự vô định, tôi nhận ra hai con hổ ngã xuống.

Mở mắt tôi nhìn quanh, tự hỏi mình đang ở đâu khi xung quanh mặt đất là những đám cỏ cao hơn đầu gối. Có một ngọn núi ở ngay trước mặt rất to, và trước khi kịp nhận ra mọi chuyện, ngọn núi rung chuyển làm đất trời cũng chuyển động theo, đó là một con rùa cực lớn, ánh mắt mơ màng, nó nhìn tôi và bất chợt mở to mắt ra mà hỏi:

- Ô! Đến rồi đấy hả! Trả ngươi đấy! Ta không giữ nữa đâu, mệt lắm.

Nói đến đoạn nó nhấc chân lên khỏi mặt đất, bàn chân to lớn vừa nhẩng lên tôi nhìn thấy ngay một cái cột mọc lên, trên cái cột được buộc một tấm vải lớn. Tôi rón rén bước vào phía dưới bàn chân, nơi mà tôi nghĩ nó có thể sập xuống bất cứ lúc nào, lấy thật nhanh cái bọc rồi lao ra ngoài, tôi nhận ra đó là một bộ tứ thần khí khác, một tờ giấy để lại ghi rằng:

“Xin chào hiện thân của ta, mặc dù ta đã tiên đoán được trước rằng sẽ có ngày ngươi tìm đến đây, nhưng từ thời khắc này trở đi, ta không dám chắc liệu số phận của cả ta và người sẽ đi đến đâu nữa. Chính vì thế, ta đã tự làm ra bộ văn phòng tứ bảo thứ hai để người sử dụng, sức mạnh của một bức thư pháp được phát huy chỉ khi nó được hoàn thành tất cả các công đoạn, tức là ngươi phải là người điểm chỉ cuối cùng vào bức thư pháp ấy. Dấu điểm chỉ chỉ có tác dụng khi chu sa làm từ máu của người viết.

Tái bút: Con rùa sẽ cắn đấy!”

Thư pháp và tứ linh
Quy
Trước khi đọc xong đống giấy tờ tôi nhận thấy một bóng đen thấp thoáng trên đầu mình, một bàn chân đang ập xuống giống như khung cảnh màn trời đang đổ ập vào mặt mình. Tôi phải nhanh lắm mới chạy ra kịp. Trời đất như rung chuyển sau cú dậm chân ấy.

- Ta đã chuẩn bị thật kỹ lưỡng cho trận đấu này! Hãy sử dụng sức mạnh người có, tiếp chiêu đây!

Con rùa đưa cổ cố ngoạm tôi một cái, tôi phải cúi rạp người xuống mới né được, cái mỏ cắp sượt mặt đất va vào một tảng đá rồi bật lên không trung khiến tảng đá vớ đôi. Trong phút hoảng loạn, tôi thấy cái bọc vương ra một đống giấy mực, tứ bảo vương vãi quanh đó. Con rùa lại lấy chân dậm mạnh xuống chỗ tôi đang đứng, một tiếng ầm nổ lên làm trời đất rung chuyển. Con rùa bất ngờ khi cảm thấy đau nhức ở gan bàn chân, nó nhấc lên thì thấy đang bị cắm bởi một cây kim không lồ, cây kim được vẽ ra từ chính tứ bảo mà tôi vừa lụm được, hóa ra là như vậy, tôi có thể vẽ ra bất cứ thứ gì và nếu như điểm chỉ bằng chính máu của mình, thứ trên bức họa sẽ biến thành hiện thực. Con rùa mở miệng, từ trong miệng nó bắn ra một đống những cây tre vót nhọn bay với tốc độ kinh hoàng, tôi thảo bút vẽ ngay một tấm khiên chắn kiên cố để chặn đứng mọi sát thương nó tạo ra. Sau đó, để kết thúc cuộc chiến này, tôi đã thảo ra một tảng thiên thạch lớn từ trên trời rơi xuống. Con rùa chưa kịp rụt cổ lại dính ngay tảng thiên thạch vào đầu, nó choáng váng đầu nghẻo luôn xuống đất, bất động. Đúng lúc ấy tôi nghe thấy sau lưng mình một vài tiếng động lạ, ngoái lại đằng sau mới nhận thấy hai thần thú đang há hốc miệng ra chứng kiến quang cảnh ấy. Chúng tôi theo nhau về lại khu rừng trước, từ lần ấy, hai thần thú khiến tôi luôn cảm thấy có một sự ngăn cách lạ thường, có lẽ bởi họ nhận thấy tôi đã có trong tay tứ linh.

- Cậu lấy ở đâu ra tứ thần khí ấy?

- Con rùa cho tôi mà! – Tôi trả lời thành thật.

- Hóa ra lão rùa ấy “vỗ béo” để chiến đấu với cậu. Đó là thần thú có sức mạnh rất lớn, chỉ sau lão rồng thần thôi đấy, rồng thần không làm gì lão ấy cũng bởi vì khả năng của lão có thể vượt xa giới hạn của những thần thú khác. Và chính vì thế, nếu cậu đã chiến thắng rùa thần, tức là sức mạnh của cậu đã hơn hẳn chúng tôi. Chúng tôi không thể ngăn cậu thêm nữa.

Chúng tôi đang bàn luận thì bất ngờ có tin báo tuyến phòng thủ đã mất, lũ rồng đang tràn vào.

- Vậy là chiến tranh đã thực sự nổ ra rồi. – Phượng Hoàng nói rồi tự mình thúc sức tỏa ra những tia sáng cực mạnh quanh người rồi lao ra ngoài cửa hang.

- Tôi cũng đi đây! Đã đến nước này, đành liều chết thôi! – Kỳ lân cũng tự mình mài móng, rồi hý một tiếng lớn lao ra ngoài chiến đấu.

Tôi ở lại một lúc, đợi cho mọi việc lắng xuống để cố hiểu bản thân mình đang mơ hay đây là thật, và mình có nên tham gia vào cuộc chiến ấy không. Cuối cùng thì cái suy nghĩ đằng nào cũng chỉ là một giấc mơ, vậy tại sao không mơ một giấc mơ thật đẹp khiến tôi tự mình cầm lấy bút viết để xốc đánh lũ rồng kia.

Cuộc chiến diễn ra ác liệt đến mức rất nhiều sinh linh đã chết, máu rồng loang đen khắp nơi, những nhóc tiểu đồng nằm la liệt dưới mặt đất như những con mối, máu hòa với màu đen tạo thành một màu nâu đặc quánh, cây cối gẫy đổ, lửa cháy khắp nơi. Đang khi đó là lúc tôi nhìn thấy từ bầu trời lao xuống một con rồng thần to hơn gấp mấy lần những con khác, nó quắp bằng một chân ông nội, tay ông đang chảy máu vết máu bắt ra hiện rõ trong những lần con rồng lượn để đổi chiều. Tôi vung bút vẽ lên một cái nỏ thần thật lớn, nhằm thẳng con rồng mà bắn tên. Điểm chỉ, chiếc nỏ thần hiện ra, thần kỳ lân lao tới húc thẳng vào cái lẫy, mũi tên lớn bằng sắt bay vút cứa thẳng vào tay con rồng. Nó kêu lên một tiếng đanh thét, buông móng khiến ông nội rơi trong không trung. Tôi lại vẽ một cái võng lớn chăng tỏa ra bốn hướng đỡ ông lại, để phượng hoàng quắp ông đến nơi an toàn hơn. Rồng thần nhìn thấy nổi trận lôi đình, bả vai nó bị thương. Nó hóa thân thành một người đàn ông trung tuổi, lôi từ trong vạt áo đẫm máu đen ra tứ thần khí và bắt đầu vẽ, tôi không biết hắn vẽ gì, chỉ sau vài giây đã thấy từ dưới đất trồi lên bao rắn độc, tôi vung bút điểm chỉ để tạo thành hàng loạt chim đại bàng. Rồng lại vung bút tạo ra một luồng khí độc, khí tràn đến đâu cây cối héo khô, muôn thú rạp đổ đến đấy, tôi lại vung bút vẽ lên một ngọn gió lớn, ngọn gió thổi ngược hơi độc tràn về phía lũ rồng con khiến chúng kêu kiết, giãy chết làm tên rồng thần tức tối. Cuối cùng hắn vẽ ra một cơn hồng thủy khổng lồ tràn về phía cái cây cổ thụ. Tôi toan đặt bút viết lên một vết nứt đủ sâu để hút cạn chỗ nước tràn về nhưng không được, mực trong cái hũ móng rùa đã hết, khiến vạn vật bị cuốn trôi, mọi thứ chìm trong biển nước. Kỳ lân cho dù có cố dựng lên những mô đất cao cũng chẳng thể ngăn lại được. Phượng hoàng bay tới, đưa tôi lên chô cao nơi cây cổ thụ. Rồng thần lại vẽ ra bốn cái cột lớn, đè thẳng vào kỳ lân, sức nặng của nó khiến ông ấy chìm trong nước, đuối đi rồi chẳng thấy đâu nữa. Chúng tôi nhìn quanh mặt nước, trước sự khoái chí của thần Rồng, hắn ngạo nghễ yêu cầu:

- Hãy mau nộp mạng, chỉ máu của Anh cả mới có thể giúp ta vượt qua ranh giới của sự sống và cái chết! Tới đây nào!

Và rồng thần hóa thân trở lại, lao tới hốc cây, chúng tôi chui vào trong cái hốc, bàn chân to lớn của rồng thần khuâ loạn xã để tìm lấy chúng tôi. Ngay trong thời khác ấy, phượng hoàng nhìn tôi rồi tự nạp mình vào bàn vuốt, tôi hốt hoảng chưa kịp hiểu chuyện gì xảy ra thì phượng hoàng tự hóa thân mình thành một bản sao giống tôi ý như đúc. Con rồng vớ được, lôi phượng hoàng ra ngoài rồi cười lớn!
- Cuối cùng thì ngày ta thoát ra thế giới đời thực cũng đến.

Ngay lúc ấy Phượng hoàng dùng tay gạt lấy chút máu rỉ ra từ vết thương do mũi tên gây ra trước đó lên con rồng thấm nhanh vào một tấm vải và ném nó cho tôi, tấm vải nhận được chút phép thuật cuối cùng bay vút về nơi tôi đang đứng. Còn phượng hoàng thì bị xé toạc ra làm nhiều mảnh. Những tia sáng xé toang không gian, một cảnh tượng hết sức kinh hoàng.

Chỉ còn một chút máu rồng còn xót lại, tôi biết chắc chắn cơ hội của mình không con nhiều, đặt bút xuống tôi viết ngay lại khoảnh khắc ghê sợ ấy, hình ảnh những việc làm xấu xa, những phép thuật độc ác mà con rồng ấy đã tạo ra, và với vài nét cuối cùng, tôi vẽ hình ảnh chính bản thân tôi đang chiến đấu trên lên trên bầu trời của thế giới người chết.

- Đúng là một giấc mơ đẹp! Phải không! Người quả là một đứa trẻ ngốc nghếch khi sử dụng chút mực con con ấy để chống lại ta. Và bây giờ người sẽ chết! – Con rồng thét lên một tiếng, rồi lao đến phía tôi.

Trong thời điểm quyết định ấy, con rồng khựng lại, từ phía chân trời rất nhiều người dân đang lao tới, họ mang theo cuốc thuổng, gậy gộc và mọi thứ có thể hy vọng để làm vũ khí, dường như tất cả đang chống lại rồng thần, nhìn nó quằn quại dưới bể nước lũ, tôi biết rằng ngày tan của nó đã đến khi nó để cho cả vùng đất này căm phẫn.

Nước rút đi, còn rồng nằm thoi thóp ở đó. Mọi người đứng xung quanh nó đợi chờ tôi ra quyết định. Nhìn vào bàn tay mình, tôi hướng ánh mắt của mình lên kẻ reo rắc bao nhiêu đau thương để có được những thần khí cuối cùng cũng chỉ vì mong muốn được một lần sống thực sự, được thuận theo lẽ tự nhiên của đất trời, của sinh lão bệnh tử.

- Ta thù ghét ngươi! Ta thù ghét những kẻ đang ở vùng đất này! – Con rồng cố gắng nói lên khi thở không ra hơi.

- Nếu thế thì sao người có thể mong rằng mình sẽ sống tốt khi sang thế giới bên kia chứ?

Câu nói ấy của tôi khiến con rồng mở to mắt, nó biết tôi nói đúng, nó biết thế và nó chuẩn bị lìa đời.

Lấy một chút máu của rồng thần, tôi vẽ ra chú Phượng hoàng mà tôi nhớ, lấy máu của rồng thần tôi vẽ ra một bình thuốc, nhờ nó mà Kỳ lân sống dậy, ông nội cũng khỏe hơn. Cẩm lọ thuốc trong tay, tôi đưa vào miệng của con rồng ấy, mọi người bất ngờ khi tôi làm điều đó những khi con rồng gượng dậy, nó chỉ nhìn quanh rồi lủi thủi cùng đám con cháu rút về.

Có lẽ, đã đến lúc tôi phải rời xa thế giới của những người chết, tôi sẽ phải quay lại nơi mà tôi được sinh ra. Chính vì thế tôi vẽ một ngọn lửa, đang bắt vào tứ thần khí, vẽ một cái vòng để không ai có thể đi vào bên trong, và tôi vẽ cho mình một cánh cửa để trở về.

- Sáng! Sáng!

Ánh sáng lóe khiến tôi cảm thấy hơi ngợp, mẹ tôi chạy ra kéo bớt rèm cửa sổ lại trong khi bố tôi như đang khóc chạy đi gọi bác sĩ. Tôi đang ở bệnh viên, đầu tôi vẫn còn hơi đau một chút.

Sau hai tháng trở về, sức khỏe tôi đã hoàn toàn bình phục, và bố tôi thì sau sự biến ấy đã quay sang ủng hộ tôi rất nhiều trên con đường chinh phục nghệ thuật thư pháp. Thậm chí ông còn bắt đầu luyện lại thư pháp, từ những nét căn bản cho đến chương pháp bố cục, mấy hôm tới, bố sẽ đưa tôi đến dự cuộc thi “Thư Pháp Việt toàn quốc”, một cuộc thi mà tôi biết trong một buổi chiều khi nhận được một phong thư trong đó có bưu thiếp có hình một đạo quán được trang hoàng rất đẹp, đạo quán được sơn son thiếp vàng mang tên "Việt thư đạo quán".