Nội dung nổi bật của Thư pháp Thanh Phong

This Blog is protected by DMCA.com

Showing posts with label tác phẩm thư pháp. Show all posts
Showing posts with label tác phẩm thư pháp. Show all posts

 Xin chào quý độc giả của Thư Pháp Thanh Phong, quay trở lại với blog ngày hôm nay, mình xin giới thiệu đến mọi người những sản phẩm mà mình đã có cơ hội hợp tác với một chị khách hàng đặc biệt. Mọi người cùng thưởng thức nhé.

Vừa qua mình hợp tác với một chị khách tên Trang, mình và chị đã cùng lên ý tưởng phù hợp với mong muốn, phù hợp với không gian treo tác phẩm của chị. Tác phẩm bao gồm một chữ Tâm kèm tiểu tự, một bức chữ Bình an, một bức tranh viết theo tên để treo tường và một bức tranh thư pháp để bàn. Các tác phẩm đều mang những màu sắc và những ý nghĩa riêng.

Với bức chữ Tâm

Tác phẩm thư pháp tháng cuối năm 2020
Tác phẩm chữ Tâm
"Chân tâm tài tất đáo
Hữu đức phúc tự lai" 


Nội dung tác phẩm:

  • Đại tự: Tâm
  • Tiểu tự: Chân tâm tài tất đáo/ Hữu đức phúc tự lai

Nội dung tiểu tự có ý nghĩa rằng muốn làm được việc tốt phải có cái tâm thật lòng cầu mong điều ấy, tự khắc khi gặp khó khăn sẽ nghĩ ra cách giải quyết. Muốn có niềm vui , hạnh phúc thì phải sống thật đức hạnh, cho đi trước nhận lại sau.

Kích thước: 40x68cm

Chất liệu: Được viết trên biểu vàng bồi gấm để phù hợp với nền tường màu vàng đồng.

Một số hình ảnh chi tiết về tác phẩm chữ Tâm

Tác phẩm thư pháp tháng cuối năm 2020
Tác phẩm chữ Tâm
"Chân tâm tài tất đáo
Hữu đức phúc tự lai" 


Tác phẩm thư pháp tháng cuối năm 2020
Tác phẩm chữ Tâm
"Chân tâm tài tất đáo
Hữu đức phúc tự lai" 


Tác phẩm thư pháp tháng cuối năm 2020
Thanh Phong thủ bút

Bài viết tham khảo về Dịch vụ ông đồ viết thư pháp

Với bức Bình an

Tác phẩm thư pháp tháng cuối năm 2020
Tác phẩm Bình an 

Được viết trên giấy đỏ bo sâu vào 4cm. Tác phẩm này được mình thử đi thử lại rất nhiều kết cấu. Làm sao để hài hòa và ý nghĩa nhất có thể nên mình đã chọn viết vào khổ giấy có kích thước 50x50cm.

Tác phẩm này thật sự nổi bật khi viết bằng màu mực đen trên nền giấy đỏ và dưới đây là một số hình ảnh chi tiết:

Tác phẩm thư pháp tháng cuối năm 2020
Tác phẩm Bình an 


Tác phẩm thư pháp tháng cuối năm 2020
Tác phẩm Bình an 

Bài viết về tranh thư pháp Phúc Lộc Thọ dành cho bạn đọc. 

Tranh thư pháp treo tường

Tác phẩm thư pháp tháng cuối năm 2020
Khung tranh kết hợp đặc biệt

Tác phẩm thứ ba có lẽ là một trong những tác phẩm ý nghĩa nhất. Chị muốn viết một bức tranh như một món quà để giành tặng cho các bé nhà chị. Mình và chị cũng đã thảo luận cuối cùng cũng đã đưa ra phương án là viết tên của 3 bé kèm tiểu tự lên cùng một bức tranh.

Chi tiết tác phẩm:

Về nội dung: 

  •   Linh Anh- Hổ con cá tính
  •  Hải Anh- Rồng nhỏ bản lĩnh
  •  Lâm Anh- Chú ngựa tinh nhanh

Chất liệu: được viết trên nền giấy xuyến bồi xanh, sử dụng mực nhũ vàng để làm nổi bật lên tên của các bé. 
Kích thước: 63x15cm 
Tác phẩm được hoàn thành sau ba ngày vì vừa phải chọn nội dung, viết xong chúng mình còn phải đi đặt làm khung riêng. Nhưng cuối cùng thì cũng đã hoàn thành đúng như sự mong đợi.
Hình ảnh về sản phẩm

Tác phẩm thư pháp tháng cuối năm 2020
Khung tranh kết hợp đặc biệt

Tác phẩm thư pháp tháng cuối năm 2020
Khung tranh kết hợp đặc biệt

Tác phẩm thư pháp tháng cuối năm 2020
Khung tranh kết hợp đặc biệt

Tác phẩm thư pháp tháng cuối năm 2020
Khung tranh kết hợp đặc biệt

Và cuối cùng chính là sản phẩm thư pháp để bàn viết theo tên 

Tác phẩm này là tác phẩm viết riêng cho chị. Chị là một người đơn giản không quá cầu kì nên nội dung chị chọn rất nhẹ nhàng và đặc biệt.

Chi tiết sản phẩm:
Nội dung:
  • Đại tự: Trang Vũ
  • Tiểu tự: Giáp Tý- 1984
Chất liệu: giấy xuyến bồi xanh, mực nhũ vàng.
Kích thước: 15x21cm
Hình ảnh về sản phẩm:

Tác phẩm thư pháp tháng cuối năm 2020
Tranh để bàn tên Trang Vũ 

Tác phẩm thư pháp tháng cuối năm 2020
Tranh để bàn tên Trang Vũ 

Bên mình đã cố gắng hoàn thành sản phẩm trong thời gian sớm nhất đê gửi tới khách hàng. Do có chút khoảng cách về mặt địa lí nên mình đã chọn hình thức giao hàng qua đơn vị vận chuyển giao hàng tiết kiệm. Các sản phẩm đều được đóng gói đảm bảo tuyệt đối an toàn để tránh trường hợp không mong muốn xảy ra. 


Sau khi nhận được sản phẩm chị Trang đã phản hồi lại rất tốt. Trân thành cảm ơn chị và những khách hàng thân thiết đã luôn ủng hộ Thư Pháp Thanh Phong. 
Chúng mình sẽ luôn cố gắng tạo ra những tác phẩm đẹp hơn nữa và chất lượng hơn nữa để phục vụ quý khách hàng trong thời gian sắp tới.
Đọc thêm bài viết về tranh thư pháp để bàn TẠI ĐÂY! 


Nếu bạn đang có nhu cầu đặt viết chữ thư pháp, hãy gọi ngay để được tận hưởng dịch vụ tốt nhất:

Thông tin liên hệ:

Fanpagehttps://www.facebook.com/thuphapthanhphong

Youtube: https://www.youtube.com/c/thuphapthanhphong

Tiktok: www.tiktok.com/@thudao.com

Hotline: 0395 021 559 (Ms Nguyệt)

Cảm ơn bạn đọc <3




 Thời gian qua mình đã cùng bạn Phương ở Quảng Ninh thực hiện một tác phẩm thư pháp với nội dung chữ lớn (Đại tự) là Kiên Trì. Do yêu thích tác phẩm mà mình đã viết trước đó nên bạn ý quyết định đặt làm thêm một bức nữa để treo.

Cảm giác của bản thân mình thì đương nhiên là rất vui rồi, nhưng trách nhiệm cũng đè nặng hơn vì tác phẩm là này mình muốn làm tốt hơn, đẹp hơn nữa để tri ân khách hàng yêu quý của mình.

Sau một thời gian, bạn ý đã đặt hàng tiếp bên mình thực hiện một tác phẩm thư pháp mới với nội dung là Khiêm Tốn. 

Tác phẩm thư pháp: Khiêm Tốn
Thư pháp chữ Khiêm tốn - Thư pháp Thanh Phong

Bạn có nhìn thấy nội dung của tác phẩm không?

Do yêu cầu từ phía khách hàng muốn chữ viết phải rõ ràng, dễ nhìn, ít bay bổng để có thể xa hay gần khách hàng vẫn có thể nhìn được, và đây chính là thành quả cuối cùng sau vài ngày làm việc.

Tác phẩm thư pháp Khiêm Tốn

Thư pháp chữ Khiêm tốn - Thư pháp Thanh Phong

Tiểu Tự: Khiêm tốn bao nhiêu vẫn chưa đủ
Tự kiêu một chút cũng là thừa.
Chất liệu: Giấy xuyến bồi gấm bạc họa tiết hoa văn.

Rất mong trong thời gian tới sẽ lại được tiếp tục phục vụ quý khách hàng thêm thật nhiều tác phẩm đẹp hơn nữa.

Thông tin liên hệ:
Sđt tư vấn: 0395 021 559 (Ms Nguyệt)

Cảm ơn bạn đọc <3




Thư pháp là môn nghệ thuật vô cùng thú vị, nó giúp tôi biết tới rất nhiều câu thơ hay và câu nói truyền động lực tuyệt vời trong cuộc sống. 

Hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu một bài thơ rất thú vị của tác giả Lưu Quang Vũ và phần thư pháp thể hiện của tôi nhé. 

Chữ thư pháp đẹp: Ta hay chê rằng cuộc đời méo mó, sao ta không tròn ngay tự trong tâm

Chữ thư pháp đẹp: Ta hay chê rằng cuộc đời méo mó, sao ta không tròn ngay tự trong tâm

Chữ thư pháp đẹp: Ta hay chê rằng cuộc đời méo mó, sao ta không tròn ngay tự trong tâm


Ta hay chê rằng cuộc đời méo mó

Ta hay chê rằng cuộc đời méo mó, sao không tròn ngay tự trong tâm... Đây là những câu thơ đầy ý nghĩa được rất nhiều các bạn trẻ biết đến, bài thơ của tác giả Lưu Quang Vũ không những mang đến cho ta một cái nhìn mới về thế giới, mà còn giúp chúng ta cảm thấy được cuộc sống này có thêm thật nhiều những giá trị.

Tôi vẫn nhớ một câu chyện như thế này:

Trong tiết thể dục ngày hôm đó, thầy giáo gọi tất cả các học sinh ra và sắp xếp họ thành một hàng, thầy giáo bắt đầu ra luật:

"Người chiến thắng cuộc đua này sẽ nhận được một phần thưởng là tiền mặt trị giá 2 triệu đồng! Ai muốn chơi nào?"

Cả đám học sinh nhao nhao lên để được trở thành người tham gia cuộc chơi. Thầy đều cho tất cả được tham gia, tuy nhiên thầy nói tiếp:

"Bây giờ, nếu bất cứ ai trong số các em đạt được tiêu chí mà thầy sắp nói ra sau đây, sẽ bước hai bước lên phía trước, những ai không nằm trong các tiêu chuẩn, xin hãy đứng yên. "

Đám học sinh ngơ ngác nhìn nhau rồi gật đầu tỏ vẻ hiểu ý. Thầy giáo bắt đầu đưa ra các tiêu chí:

- Ai trong số các em hiện nay bố mẹ vẫn còn sống cùng với nhau, hoặc được sống với cả bố và mẹ, bước lên 2 bước! - Một số học sinh rất lớn bước lên

- Ai trong số các em được học ở trường tư, bước lên 2 bước! - Một số học sinh nữa bước lên

- Ai trong số các em không cần phải suy nghĩ xem ngày mai ăn gì, bước lên 2 bước! - Lại một số học sinh nữa bước lên.

- Và bây giờ! Các em phía trên hãy quay lại.

Các học sinh làm theo như thầy nói. Và lúc này thầy bắt đầu giảng giải:
- Các em ak, trong cuộc sống chúng ta hay suy nghĩ rằng bản thân mình gặp phải những thứ rất phiền phức, phải đi học, bị bố mẹ bắt ăn cái này, uống cái kia,... nhưng các em hãy nhìn về phía những người ở dưới mình, các em có một cuộc sống hơn họ rất nhiều. Tuy nhiên trong "cuộc đua" này, các em vẫn phải sống theo cách của các em, và những người kia vẫn phải sống theo cách của họ. Thầy dám cá chắc rằng, nếu các em ở ngang hàng với những người phía dưới, các em sẽ bị họ cho "hít khói" trong cuộc đua này. Chính vì thế, với những người có một cơ hội sống tốt, các em hãy biết trân trọng nó, yêu quý nó như chính hiện tại các em đang thấy, và đối với những ai có xuất phát kém hơn, cuộc sống đã khiến cho các em trưởng thành hơn rất nhiều, và chắc chắn các em mạnh mẽ hơn những người khác, từng trải hơn những người khác. Và bây giờ, khi thầy đếm đến 3, hãy chạy thật nhanh về đích nhé.

Thầy giáo đếm đến ba và tất cả cùng nhau chạy về phía tấm dải trắng căng ngang đường chạy... trong nước mắt.

Dù đục, dù trong con sông vẫn chảy
Dù cao, dù thấp cây lá vẫn xanh
Dù người phàm tục hay kẻ tu hành
Đều phải sống từ những điều rất nhỏ.

Ta hay chê rằng cuộc đời méo mó
Sao ta không tròn ngay tự trong tâm?
Đất ấp ôm cho muôn hạt nảy mầm
Những chồi non tự vươn lên tìm ánh sáng

Nếu tất cả đường đời đều trơn láng
Chắc gì ta đã nhận ra ta
Ai trong đời cũng có thể tiến xa
Nếu có khả năng tự mình đứng dậy.

Hạnh phúc cũng như bầu trời này vậy
Đâu chỉ dành cho một riêng ai.

(Lưu Quang Vũ)
Tác phẩm chữ thư pháp đẹp: Ta hay chê rằng cuộc đời méo mó, sao ta không trong ngay tự trong tâm
Tác phẩm chữ thư pháp đẹp: Ta hay chê rằng cuộc đời méo mó, sao ta không trong ngay tự trong tâm
Chất liệu: Giấy dó truyền thống
Kích thước: 60x80 cm
http://blog.thuphapthanhphong.com/2018/03/tao-chu-thu-phap-theo-y-muon.html
Gợi ý đọc thêm bài viết: Chữ thư pháp đẹp: Tín
Thư pháp Thanh Phong | Dịch vụ viết thư pháp tại Hà Nội
Tu thân tề gia trị quốc bình thiên hạ

Một trong những điều mà một người đàn ông cần phải làm đó chính là tu thân. Bậc quân tử thường lấy tâm làm gốc, chính vì vậy những gì học được phải nhất thiết thu về nơi tâm khảm, tu thân rồi mới tề gia, tề gia rồi mới trị quốc, trị quốc rồi mới bình thiên hạ. Từng bước từng bước tiến tới thành công. Ý nói muốn làm nên đại nghiệp, trước hết phải xuất phát từ chính bản thân mình phải tốt trước đã.

Tác phẩm: Bài thơ Cảnh Khuya

Tác phẩm: Bài thơ Cảnh Khuya
Sáng tác: Hồ Chí Minh
Chất liệu: Giấy bồi mỹ thuật
Kích thước: 30 x 65 cm
Giá cả: 80,000đ (Chưa bao gồm phí vận chuyển)
Bài thơ Cảnh khuya được chủ tịch Hồ Chí Minh sáng tác năm 1947, bài thơ thể hiện sinh động quan điểm của Người về tư tưởng cứu nước, tinh thần trách nhiệm cao nhưng cũng toát lên sự ung dung, nhẹ nhàng, bình thản.
Tôi quyết định viết tác phẩm này cũng vì một mong ước rất nhỏ nhoi rằng chính bản thân mình cũng có thể đóng góp một chút gì đó cho sự nghiệp cách mạng nói chung và cho nghệ thuật thư pháp Việt nói riêng.


Cảm nhận về bài thơ Cảnh khuya:

Sau “Nhật kí trong tù”, những năm lãnh đạo cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp ở chiến khu Việt Bắc là thời kì Hồ Chí Minh làm nhiều thơ hơn cả. Từ những bài thơ kháng chiến của Người toát lên tình cảm thiết tha đối với thiên nhiên đất nước mình, tinh thần trách nhiệm lớn lao của vị lãnh tụ đang chèo chống con thuyền kháng chiến, toát lên phong thái ung dung, lạc quan của một con người luôn vững tin ở tương lai. 
Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa
Cảnh khuya như vẽ, người chưa ngủ
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà 
(1947)
 Bài thơ Cảnh Khuya
“Cảnh khuya” được sáng tác vào năm 1947 – năm đầu tiên Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng Bộ chỉ huy kháng chiến đóng ở chiến khu Việt Bắc. Như nơi hội tụ của nhiều vẻ đẹp khác nhau, Cảnh khuya thể hiện sinh động quan điểm thẩm mĩ, nhân sinh cao đẹp, phong cách nghệ thuật độc đáo của một chiến sĩ cách mạng vĩ đại đồng thời là một nhà thơ lớn. 
Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa
Một vẻ đẹp vừa đậm màu sắc dân gian vừa trang nghiêm cổ kính từ những câu chữ bình dị mà hàm súc. Cảnh này có hình vật, có ánh sáng và có âm thanh. Trên nền cảnh núi rừng Việt Bắc vắng vẻ, huyền ảo bởi ánh trăng lồng cổ thụ, tiếng suối thanh trong như điệu nhạc êm, hát mãi không ngừng. Câu thơ của Bác Hồ khiến ta nhớ lại Côn Sơn ca của Nguyễn Trãi: 
Côn Sơn có suối nước trong
Ta nghe suối chảy như cung đàn cầm
Nguyễn Trãi ví tiếng suối như tiếng đàn, Bác ví tiếng suối với tiếng hát. Nguyễn Trãi tả nước suối trong, còn Bác nghe tiếng suối trong. Người cảm nhận âm thanh chứ không tả cảnh vật, tả màu sắc. Trong đêm khuya thanh vắng giữa chốn núi rừng, dễ nghe tiếng hát trong trẻo của tiếng suối xa. Ngay câu mở đầu, Cảnh khuya đã đưa người đọc vào thế giới thiên nhiên hiền hoà với cảm giác gắn bó. 

Câu thứ hai của bài thơ thật giàu giá trị tạo hình, như một bức tranh phong cảnh đẹp, có tầng lớp. Nhìn lên: vầng trăng cao lồng cổ thụ – nét hoạ có tính trang nghiêm, cổ điển. Nhìn thấp xuống: bóng trăng và bóng cây cổ thụ lại in lồng trong hoa, trong những cây lá ở dưới – nét bút nhỏ, tinh tế. Câu thơ vẽ ra một không gian ba tầng với những mảng màu đen trắng lồng gắn lẫn nhau. Bởi tâm hồn Bác tinh tế, giàu chất thơ, mắt Bác quen nhìn các sự vật, các hiện tượng trong mối quan hệ tự nhiên, biện chứng của chúng nên Người phát hiện ra những vẻ đẹp độc đáo của thiên nhiên. Trong thơ, Bác không hay tả nhiều nhưng cảnh vật hiện lên rất cụ thể, sinh động và phong phú. Đặc biệt, không chỉ riêng trong trường hợp này, có nhiều khi một câu thơ của Người lại bao gồm nhiều sự vật trong mối quan hệ chặt chẽ. Chẳng hạn, quan hệ quấn quýt, lồng gắn vào nhau: 
Vân ủng trùng sơn, sơn ủng vân
(Núi ấp ôm mây, mây ấp núi)
(Mới ra tù, tập leo núi) 

Tử hà, bạch tuyết bão thanh san
(Ráng đào, tuyết trắng ấp non lam)
(Trông Thiên Sơn)
Chẳng hạn, quan hệ tiếp nối theo thế chuyển động:
Xuân giang xuân thuỷ tiếp xuân thiên
(Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân)
(Rằm tháng giêng) 

Sao đưa thuyền chạy, thuyền chờ trăng theo
(Đi thuyền trên sông Đáy)
Trở lại với Cảnh khuya. Hai câu đầu đã dẫn người đọc vào một thế giới thiên nhiên huyền ảo, trong trẻo. Truyền thống “thi trung hữu hoạ”, “thi trung hữu nhạc” của phương Đông, vẻ cô đúc cổ điển của thơ Đường được phát huy qua một tâm hồn nghệ sĩ lớn.
 Bài thơ Cảnh Khuya

Sau hai câu dựng cảnh, tạo âm, câu thứ ba vừa như khắc đậm, gói lại phần trên, vừa như mở chuyển cho phần kết: 
Cảnh khuya như vẽ, người chưa ngủ
Cảnh đẹp tựa tranh vẽ thế kia, người làm sao nhắm mắt được! Người thao thức vì cảnh chăng, vì sao người chưa ngủ được? Thật bất ngờ, Cảnh khuya kết thúc: 
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà
Thì ra cái nguyên nhân chủ yếu khiến “người chưa ngủ” không phải là “cảnh khuya như vẽ” – câu thứ ba chưa phải chứa đựng mối quan hệ nhân quả chính – mà là “nỗi nước nhà”. Câu chuyển này được chia thành hai vế: “Cảnh khuya như vẽ” là lời tổng kết cho phần trên, còn “người chưa ngủ” là bản lề giữa hai phần của bài thơ, là kết quả từ hai phía nguyên nhân. Ba chữ đó nêu lên cái thực tế nhìn được để mở sâu vào cái hiện thực tâm trạng: 
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà
Trong loại thơ tứ tuyệt lâu nay, ít có bài nào lại kết thúc tựa một lời giải thích, cắt nghĩa thẳng, rõ như vậy. Phải chăng đó cũng là cái độc đáo của Bác – cái độc đáo của nghệ thuật bắt nguồn từ sự lớn lao của tâm hồn. Nghệ thuật ấy vô cùng chân thực, giản dị, đi thẳng vào lòng người nên cũng là nghệ thuật cao quí, tinh vi nhất. Nghệ thuật ấy không ép mình trong câu chữ, không lệ thuộc vào thủ pháp mà bộc bạch tự nhiên nỗi lòng mình nên cũng rung động sâu xa người. Đang miêu tả cảnh vật thiên nhiên, câu thứ tư kéo về biểu hiện chiều sâu tâm trạng. Bài thơ khép lại một cách bất ngờ nhưng hết sức tự nhiên, trọn vẹn. 

Bất ngờ nhưng hết sức tự nhiên, trọn vẹn bởi Bác Hồ ta luôn canh cánh một nỗi lo lớn vì đất nước, bởi vì Người ít khi có giấc ngủ trọn vẹn khi nước nhà chưa được độc lập, tự do. Trong tù, Người không ngủ được “Trằn trọc băn khoăn giấc chẳng thành”. “Đêm không ngủ” vì nỗi nhớ “Nghìn dặm bâng khuâng hồn nước cũ”… Và lúc này, khi cả non sông đang bị kẻ thù trở lại giày xéo và cuộc chiến đấu mới bước vào những ngày đầu tiên gian khổ, vị Tư lệnh Hồ Chí Minh cũng hiếm những đêm nghỉ ngơi thanh thản. Hải Như từng viết “Cả cuộc đời Bác ngủ có yên đâu”. Chúng ta càng hiểu nỗi không yên này khi nhớ rằng bài Cảnh khuya được sáng tác vào năm 1947 – trong thời kì đầu vận nước đứng trước cơn thử thách gian nan lớn. Giữa rừng trăng khuya vì lo việc nước mà Người bắt gặp vẻ đẹp mĩ lệ của thiên nhiên đất nước; ngược lại nỗi lo việc nước nhà không hề ngăn cản sự thưởng thức cảnh đẹp, lắng nghe tiếng rừng, tiếng suối của Người. Cảnh khuya đã nêu lên một mẫu mực về sự thống nhất cao độ, tự nhiên giữa lòng yêu thiên nhiên với tình yêu nước của người chiến sĩ- nghệ sĩ Hồ Chí Minh. 

Với Bác, yêu thiên nhiên cũng là yêu nước vì vầng trăng sáng, cây cỏ ấy, núi sông này là một phần yêu quí của thiên nhiên đất nước. Tình yêu nước bao la, ý chí chiến đấu vì nhân dân, Tổ quốc khiến Người nhìn thiên nhiên đất nước thêm giàu thêm đẹp và ngược lại, lòng yêu mến cảnh vật thiên nhiên đất nước là một động cơ thúc đẩy Người thêm lo “nỗi nước nhà”. Từ đó, dẫn đến sự thống nhất một cách tất yếu giữa tình cảm đối với thiên nhiên và trách nhiệm lịch sử – xã hội, một vẻ đẹp độc đáo của con người cách mạng ở thời đại mới.
 Bài thơ Cảnh Khuya

Bài thơ tên đề “Cảnh khuya” nhưng lại nặng “nỗi nước nhà”, rất đậm tình. Chính cái tình đó tăng thêm không khí thâm trầm, man mác của cảnh và làm nên sức ngân vang dẫu lời thơ đã tận. Chúng ta càng hiểu vì sao ngay lúc mở đầu Cảnh khuya không hoạ vật, vẽ cảnh mà tạo âm – “Tiếng suối trong như tiếng hát xa” ngân lên như khúc dạo đầu. Trong đêm khuya thanh vắng chốn núi rừng Việt Bắc, cái dễ khiến “người chưa ngủ” cảm nhận và rung động trước tiên là tiếng suối - âm thanh duy nhất trong không gian huyền ảo. Tiếng gọi của “nỗi nước nhà” luôn thao thức ở lòng Người đã bắt gặp tiếng suối trong như tiếng hát của rừng núi thiên nhiên và hai âm thanh đó hoà hợp, ngân dài, vang sâu suốt cả bài thơ. 

Rõ ràng là nhân sinh quan cách mạng đã làm đẹp tình yêu của người chiến sĩ. Cảnh khuya đâu chỉ có chuyện cảnh mà chính là chuyện người. Bài thơ giúp ta khẳng định thêm đặc điểm thiên nhiên trong thơ Hồ Chí Minh. Thiên nhiên ấy là biểu hiện đặc biệt của một tầm nhìn, một quan niệm triết lí, nhân sinh tiến bộ và những cảm xúc thẩm mĩ cao đẹp.

(Lê Quang Hưng - Đến với tác phẩm văn chương. Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội - 2007)
---------------------------------------
Thư pháp Thanh Phong | Viết Thư pháp Việt
Dịch vụ ông đồ viết thư pháp chuyên nghiệp
Sđt: 0966 966 007

DỊCH VỤ ÔNG ĐỒ

VIẾT THƯ PHÁP CHUYÊN NGHIỆP

LUYỆN TẬP HÀNG NGÀY