Nội dung nổi bật của Thư pháp Thanh Phong

This Blog is protected by DMCA.com

Showing posts with label chuyen viet thu phap. Show all posts
Showing posts with label chuyen viet thu phap. Show all posts

Tìm hiểu về ý nghĩa chữ Trí

Thư pháp chữ Trí


Có nghĩa là sự khôn ngoan, thông tuệ của con người, hiểu vật, hiểu đời, trái với ngu dốt.

Trí còn có nghĩa ám chỉ sự “nhiều mưu kế”, nhiều “tài khéo”.

Trong cuộc sống, người có Trí thường là người phải học rộng, hiểu nhiều, phải chăm chỉ dùi mài kinh sử, tài liệu để làm giàu vốn kiến thức và phải biết cách đem kiến thức ấy ra để biến đổi, và sử dụng nó vào việc cần.

Trong xã hội nho giáo ngày xưa, người ta coi trí là chưa đủ, bậc quân tử phải có cái dũng, ám chỉ sự mạnh dạn, bạo dạn làm những việc biết trước là nguy hiểm. Trí dũng song toàn thì có thể cải tiến xã hội, bài trừ những thứ xấu xa, độc ác. Người có trí mà không có dũng thì dễ luôn cúi đầu, lấy cái trí để làm theo việc xấu, người có dùng mà không có trí thì dễ bị lừa gạt, làm việc khó thành công.

Thư pháp chữ Trí


Trí trong thư pháp Để thể hiện một tác phẩm tốt, người viết phải trải qua quá trình khổ luyện hàng ngày để thế vững, tay dẻo, có thể tạo ra những đường nét đúng theo ý tưởng trong đầu. Vì bút lông được cấu tạo từ các sợi rất mảnh nên nếu chỉ thay đổi một chút trọng lực, một bút hướng đi sẽ tạo nên những kết cục khác nhau.

Thư pháp chữ Trí

Chữ Trí có thể thể hiện bằng nhiều cách trong đó, cách thông dụng nhất là tăng độ khó trong khi di chuyển đường bút, sắp xếp những ký tự một cách thông minh để con chữ thêm chặt chẽ, hài hòa, ấy chính là cái trí của người viết chữ vậy.
Liên hệ đặt hàng: 0395 021 559 (Ms Nguyệt)

thu phap thanh phong
Tác phẩm "Vọng nguyệt"
Khi mới chập chững bước chân vào bộ môn nghệ thuật thư pháp Việt, tôi đã từng trải qua rất nhiều sự việc vô cùng lý thú, một vài sự việc phải nói rằng đến bây giờ nghĩ lại vẫn thấy vui, cũng có những điều mà mỗi khi nhắc đến lại thấy bồi hồi đến lạ.

Mẩu chuyện đầu tiên

Thời gian khi mới học thư pháp Việt, tôi đã hỏi thầy của mình rằng ngày nay có nhiều người viết thư pháp vì tiền, ý của thầy thế nào? Thầy tôi trả lời đại ý rằng thầy cũng viết vì tiền, nhưng tiền ấy là để giúp thầy tiếp tục nuôi dưỡng niềm đam mê với nghệ thuật thư pháp, một số người xem việc viết chữ kiếm tiền như một cái nghề, việc đó không sai, vả lại khách nhìn ưng thì mới lấy chữ, thế nhưng những người viết chữ nói riêng hay những người làm việc thiên về nghệ thuật nói chung luôn luôn phải nhớ và đặt nghệ thuật lên trên hết, không nên vì đồng tiền mà cẩu thả, viết bừa đi cho xong để lấy tiền của khách hoặc cả năm chẳng tập luyện gì, cứ đến mua tết lại lôi bút nghiên ra múa may vài đường cho nó là thư pháp và bán cho mọi người thì thật là vô cùng xấu hổ. Vậy nên, khi đã là người viết chữ, thì luôn luôn phải giữ cho được cái ĐẠO của người viết chữ, có thế bản thân chúng ta mới có thể hòa mình vào nghệ thuật, mới có thể sống trong niềm đam mê và mới có thể phát triển hơn nữa với thư pháp được.

Sau này, có người nhờ tôi chép lại một bức thư pháp của một người Hàn Quốc, giá cả không thành vấn đề. Ban đầu tôi nhận, nhưng sau nghĩ đến việc làm ấy, cảm thấy như đang lừa dối khách hàng của mình vì mấy đồng bạc nên đành xin lỗi khách và từ chối thẳng. Tôi cứ nghĩ rằng họ sẽ không thích, nhưng nào ngờ đâu họ nói "Tôi nể cậu lắm, và sẽ ủng hộ cậu nhiều hơn!", tôi nhớ mãi, và xem đó như bài học để đời vậy.

Mẩu chuyện thứ hai

Đợt học chữ, mấy thầy trò ngồi với nhau trong quán trà sữa, cứ tập như thế từ sáng tới tối, ngồi lì ở quán người ta nhắc mấy lần về mùi giấy tập, về mực bẩn lem ra bàn ra tường, rồi đủ các thứ, cả thầy và trò chỉ biết dạ dạ vâng vâng rồi bảo nhau khắc phục, cứ như thế, thấm thoát cũng đến ngày bản thân cảm thấy phải dũng cảm và mạnh mẽ hơn, đành vác nghiên bút ra chợ tết ngồi viết. Nhớ khi ấy viết nhập tâm quá, thả hồn vào con chữ, rồi mê mải đi, cặm cụi viết đến lúc ngẩng lên thấy khách bu đầy xung quanh đến nỗi giật cả mình, cả đám thấy vậy cùng cười ô lên, rồi thi nhau xin chữ, cảm giác lúc ấy phấn khởi vô cùng, cái cảm giác chữ mình được mọi người yêu quý, được mọi người nâng niu cho vào túi giấy đỏ, cầm cẩn thận để không nhị nhòe mực lại tự nhủ bản thân phải cố gắng thêm thật nhiều, thật nhiều hơn nữa để mau tiến bộ, để có được con chữ đẹp nhất giành cho mọi người, thế là lúc không có khách lại lôi giấy tập ra viết, viết từ sáng tới tối, dịp tết ấy viết hết một bịch dấy tập, lại mua thêm một bịch giấy A4 ra viết. Anh bán đồ cổ bên cạnh cứ nhìn, thỉnh thoảng lại nhắc: "Đến giờ đi ăn cơm trưa/cơm tối rồi đấy! Đi đi anh trông cho!"

Mẩu chuyện thứ ba

Cũng vào năm đầu tiên tôi viết chữ, có một anh tên là Đức, thế là quyết định viết cho anh ấy câu "Người có tài mà không có đức chỉ là kẻ vô dụng", nhưng tôi viết cho anh ấy theo cách ngắt tăng (ngắt dòng) là:
"Người có tài

không có
Đức chỉ là kẻ vô dụng"

Khiến anh ấy mặt mày đỏ gay, sau biết sai nên phải dấu đi viết lại cho anh ấy, cũng may là ảnh dễ tính, không thì đợt ấy chắc ăn no đòn. Rồi thì có lần tôi viết một bức thư pháp rất dài, khi đang nhập tâm vào viết thì đưa bút lệch nét đi một cái, thành ra phá hỏng toàn bộ con chữ, họa cả một người con gái, hỏng mỗi cái chấm chỗ con người mà cũng phải bỏ đi, rồi thi thoảng cả một tác phẩm đã hoàn chỉnh, đăng lên cho mọi người chiêm ngưỡng, nào ngờ lại viết sai chính tả, rồi vân vân và mây mây những điều mà càng tiếp xúc lại càng ngộ ra,... những lúc như thế cảm thấy nản, và tiếc vô cùng. Cũng may là có thầy, có các bạn trong hội nhóm cổ vũ, động viên nên lại tiếp tục, trong lòng lại tự nhủ mình phải cẩn thận hơn, mỗi khi viết xong tác phẩm nào, đều phải chú ý tới bố cục, rồi kiểm tra chính tả đâu đấy thì mới dám đưa cho khách.

Thanh Phong
Điện Biên, 03.03.2018


DỊCH VỤ ÔNG ĐỒ

VIẾT THƯ PHÁP CHUYÊN NGHIỆP

LUYỆN TẬP HÀNG NGÀY