Xin chào tất cả mọi người đã đến với blog của thư pháp Thanh Phong. Trong bài viết ngày hôm nay mình sẽ đem đến cho các bạn những sản phẩm thư pháp Việt đẹp nhất bên mình. Hy vọng các bạn sẽ có trải nghiệm tuyệt vời trong bài viết này. Đừng vội thoát ra mà hãy cùng mình kéo xuống để tìm hiểu thêm nhé.
Thư pháp tặng mẹ
Chúng ta thường thấy những sản phẩm nghệ thuật vẽ trên nhiều chất liệu khác nhau như tranh sơn dầu, tranh chì, tranh điêu khắc trên gỗ,... bên cạnh đó, các sản phẩm thư pháp cũng được nhiều người yêu thích và mong muốn được sở hữu nó trong căn nhà của mình. Cũng giống như các sản phẩm khác, tranh thư pháp cũng đem lại nhiều nhiều giá trị hữu ích cho người sử dụng.
Mọi người có thể dùng để trang trí, dùng tranh thư pháp để trao tặng người thân, bạn bè, đồng nghiệp, một món quà gửi đến bậc song thân, ông bà như một sự biết ơn,... thư pháp đem lại cho bạn niềm vui, đem lại cho bạn sự thoải mái và hơn cả là sự kết nối giữa mình và mọi người.
Mời các bạn tham khảo các mẫu tranh thư pháp dưới đây.
Mẫu tranh thư pháp để bàn
Thư pháp chữ Kiên trì
Thư pháp chữ Kiên trì
Thư pháp theo tên Nam Hải
Thư pháp tên Nguyễn Nhật Nam
Quyết tâm đỗ đại học
Mẫu tranh thư pháp treo tường kết hợp cùng liễn in họa tiết
Sống trong đời sống cần có một tấm lòng
Thiên thời - Địa lợi - Nhân hòa
Tri ân
Thư pháp chữ Đức
Thư pháp chữ Hiếu
Mẫu tranh thư pháp trên biểu
Tranh thư pháp treo tường kết hợp với biểu gấm
Mẫu lì xì thư pháp
Mẫu câu đối Tết thư pháp Việt
Mẫu liên thư pháp treo cành đào
Khung tranh thư pháp cỡ lớn
Trên đây là các mẫu tranh thư pháp mà Thanh Phong đã tổng hợp, nếu các bạn có nhu cầu gì vui lòng liên hệ qua:
Hiện nay Thanh Phong mở dịch vụ viết thư pháp theo yêu cầu không chỉ tại Hà Nội mà còn tại nhiều tình thanh khác như Tuyên Quang, Nam Định, Thái Bình,... Dù bạn ở bất cứ đâu, chỉ cần có nhu cầu thì hãy nhấc máy lên liên hệ cho Thanh Phong. Chúng tôi sẽ tận tình tư vấn, giúp đỡ bạn có được sản phẩm thư pháp đẹp nhất và chất lượng nhất.
Chúc quý khách an lạc, thành công trong cuộc sống.
Thư pháp chữ Việt đã có khoảng ba mươi năm để thể hiện mình. Tuy nhiên, cho đến nay nó vẫn chưa thuyết phục được những người yêu chữ.
Cách đây hơn mười năm đã có những ý kiến khá gay gắt như: “Đừng mạo danh thư pháp để bôi bẩn chữ Việt!”và khẳng định “Chỉ có chữ tượng hình mới có thư pháp. Chữ Việt không thể có cái gọi là thư pháp”. Nhẹ nhàng hơn, giới nghệ thuật cho rằng “…ý định Việt Nam có thư pháp là rất đáng trân trọng nhưng sau những gì được thấy, thư pháp Việt Nam chưa được những người yêu chữ hài lòng”. Giới thư pháp Hán Nôm, nhiều người cho rằng thư pháp chữ Việt chưa có “pháp”. Lời nhận xét về Thư Pháp chữ Việt và chữ Hán của Giáo sư Phan Khánh Trung - Chủ tịch hội thư pháp truyền thừa Đài Loan ; người đã có thời gian sang giao lưu va giảng dạy TP tại Việt Nam (trong một cuộc phỏng vấn của báo chí Việt Nam) “Còn với thư pháp chữ Việt? Thư Pháp không khác mấy một bức tranh, ai thấy đẹp thì treo. Người Việt Nam thấy chữ của mình đẹp thì treo, có quyền tự hào. Còn Hán tự là chữ tượng hình, bút lông từng gắn với chữ Hán hàng nghìnnăm nên mỗi nét bút đều diễn đạt tâm tư tình cảm con người. Dòng mực được các nhà thư pháp biến hóa, chuyển động môt cách hợp lý với nét chữ, hợp tình với nghĩa chữ nên nó luôn có hồn. Do đó khi đặt bút viết chữ gì người ta nghĩ ngay đến phải dùng thể chữ nào để viết, để diễn tả cái hồn trong đó, chứ không phải là cố ý theo bản sao của một kiểu chữ nào” Một số người mới đọc qua tưởng Gs khen thư pháp chữ Việt nhưng thực ra Gs có ý nói (một cách rất tế nhị) rằng thư pháp chữ Việt hiện nay chưa đạt đến ngưỡng của nghệ thuật, còn thua xa thư pháp Hán.
Thực tế cho thấy rất nhiều người theo đuổi thư pháp chữ Việt không thèm để ý đến hoặc cố tình phớt lờ những ý kiến thẳng thắn hoặc không có những kiến thức về nghệ thuật thư pháp đủ để hiểu những lời góp ý chân tình của công chúng nên không nhận ra những khiếm khuyết của bản thân cần khắc phục do đó không nhận ra rằng những thứ mình thể hiện chưa có sức thuyết phục.
Rõ ràng người ta cho rằng, cho đến nay, những người theo đuổi thư pháp chữ Việt, chưa đủ sức chứng minh bằng lý lẽ và hành động rằng “Chữ Việt có thể có nghệ thuật thư pháp”.
Mới hôm qua, trên trang facebook của tôi, bác Nguyễn Đình Hoè nêu câu hỏi “Thư pháp chỉ có nghĩa khi viết chữ tượng hình .Chữ latin viết thư pháp không biết đẹp và ý nghĩa ở chỗ nào ?”Nhờ anh chị em, nhất là các Thầy dạy thư pháp trả lời giúp. Đến các Thầy mà không chịu trả lời thì… không biết nghĩ sao đây?!
Từ những ngày đầu tiên khi được học thư pháp với thầy của tôi. Một trong những câu hỏi mà mình nhận được nhiều nhất từ phía các quý độc giả liên quan đến việc làm thế nào để bắt đầu học thư pháp. Bên cạnh đó là những câu hỏi như, "người mới bắt đầu học viết thư pháp cần lưu ý những điều gì", học ở đâu, vân vân và mây mây.
Trong bài viết này, mình xin giải đáp một số thắc mắc của quý độc giả về vấn đề này.
Dù sao tôi vẫn khuyên những người mới bắt đầu:
Hãy tìm một người thầy để theo học. Nó sẽ giúp bạn rút ngắn được thời gian, công sức và nhìn ra những khiếm khuyết để tiến bộ hơn.
Thư pháp cho người mới bắt đầu
Ngày xưa khi mà mình mới biết đến thư pháp thì bản thân mình còn chưa thực sự hiểu biết hết về nó, một phần vì thời ấy chưa có internet như bây giờ và một phần vì mình không biết tìm đâu ra người nào dạy thư pháp.
Tuy nhiên trong thời đại ngày nay, với sự bùng nổ của khoa học công nghệ, internet,... việc kết nối mọi người với nhau trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết.
Đối với những bạn mới biết đến thư pháp và mong muốn được học tập bộ môn tuyệt vời này thì thiết nghĩ, môi trường internet có thể là nơi lý tưởng để bạn học tập và rèn luyện khả năng của mình.
Một số gợi ý của mình đến các bạn đó là việc tìm kiếm các video hướng dẫn viết thư pháp, một số bài viết và tham gia vào các nhóm, hội, thích các trang của những người viết thư pháp chuyên nghiệp, sau đó bạn có thể bắt chước, luyện tập dần dần các bạn sẽ nắm bắt được những cái cốt yếu nhất. Quan trọng hơn hết vẫn phải là niềm đam mê và yêu thích.
Kế đến, làm thế nào để bắt đầu học bộ môn nghệ thuật này:
Người mới phải có bút viết, giấy viết và mực.
Vì khi mới bắt đầu tập luyện bạn có thể nhiều bạn còn cảm thấy khó khăn trong việc tìm kiếm các loại bút và giấy viết phù hợp nên mình khuyên các bạn đầu tiên có thể sử dụng internet hoặc các trang mua bán hàng trên Facebook để đặt mua cho mình một đến vài cây bút cỡ tiểu, trung, đại.
Còn giấy viết thì các bạn có thể sử dụng giấy bỏ đi, giấy mỹ thuật hoặc sách báo không còn sử dụng nữa để viết nên đó. Về vấn đề mực viết thì các bạn có thể tham khảo một số loại mực trên mạng, mà tốt nhất lúc đầu bạn nên sử dụng loại mực nước vì loại mực này khá rẻ và không cần thiết phải sử dụng đến nghiên chuyên dụng (nghiên đá) mà bạn có thể sử dụng những vật để chứa khác (như cái bát nhỏ để làm nghiên).
Như mình đã nói trong các bài viết trước liên quan đến cách luyện tập thư pháp Việt, các bạn nên chọn một thể chữ để tập luyện ban đầu và mình khuyên nên chọn các thể chữ dễ để luyện tập trước, cụ thể mình khuyên bạn nên lựa chọn thể chữ MỘC, hoặc PHONG THỂ để luyện tập (xem bài viết: Thư thể trong thư pháp Việt) trước khi luyện đến các dạng chữ khác khó hơn.
Dưới đây là video luyện thư pháp với Đăng Học, một thư pháp gia có tiếng trong giới thư pháp Việt, mong rằng sẽ giúp đỡ được phần nào nhu cầu học tập và rèn luyện bộ môn thư pháp Việt của bạn. Nếu bạn đang tìm kiếm một khóa học thư pháp Việt trong thời gian hiện tại, khóa học viết thư pháp căn bản của tôi có lẽ sẽ giúp được cho bạn phần nào.
Người mới nên tìm hiểu thêm về ý nghĩa của các từ ngữ trong Tiếng Việt
Tìm hiểu về chữ Hán Nôm cũng là cách khá hay để xâu chuỗi lại các khái niệm và giải nghĩa một cách chính xác những từ ngữ chúng ta hay sử dụng trong thư pháp.
Vì sao bạn cần biết tới điều này?
Vì đôi khi những chữ thư pháp được viết ra còn dựa vào sự hiểu biết của bạn về con chữ ấy và cảm nhận, cảm xúc ngay tại thời điểm người viết bắt đầu đặt những nét bút đầu tiên.
Nếu chưa biết được các ý nghĩa của các chữ phổ biến hiện nay, bạn có thể xem một vài ví dụ sau đây:
Trên đây là một số kinh nghiệm dành cho người mới, rất hy vọng nó sẽ giúp ích được cho các bạn trong thời điểm hiện tại.
Thư pháp Thanh Phong kính bút!
Bút pháp có thể tiến bộ nhanh hay chậm tùy thuộc vào người luyện thư pháp có chăm chỉ rèn luyện hay không. Việc luyện thư pháp có thể giúp cho người học thư pháp có được một số lợi ích rất thiết thực như sau:
- Rút ra được những nguyên tắc, kinh nghiệm viết chữ cho bản thân mình.
- Biết mình còn yếu ở điểm nào, mạnh ở điểm nào để từ đó cải thiện những nét còn yếu, còn thô và bổ sung, trau dồi thêm các nét khác cho thuần thục, mượt mà.
- Rèn luyện tính tổ chức, kỷ luật của bản thân và sự kiên trì nhẫn nại.
Việc luyện tập thư pháp có thể bắt đầu từ những bộ nét căn bản, tập chuyển chữ, hoặc thử các thể chữ mà trước đó chúng ta chưa từng tập. Nhiều người luyện tập thường đổ lỗi cho thời gian và hoàn cảnh eo hẹp nên không thể luyện tập thường xuyên. Nhưng thiết nghĩ đó chỉ là cái cớ để chúng ta che giấu đi bệnh lười, đó là một khuyết điểm rất lớn đối với những người luyện chữ.
Nếu như chúng ta không rèn luyện thường xuyên, nét chữ sẽ kém về khí lực, lâu ngày có thể bị cứng và không thoát được cái tinh thần trong con chữ. Chính vì vậy, vô luận công việc có bận đến đâu đi chẳng nữa, vẫn nên giành ra ít nhất khoảng 30 phút đến 60 phút mỗi ngày để rèn luyện.