Nội dung nổi bật của Thư pháp Thanh Phong

This Blog is protected by DMCA.com

Showing posts with label thư pháp. Show all posts
Showing posts with label thư pháp. Show all posts
SỰ THẬT CẦN SUY NGẪM
Thư pháp chữ Việt đã có khoảng ba mươi năm để thể hiện mình. Tuy nhiên, cho đến nay nó vẫn chưa thuyết phục được những người yêu chữ.

Cách đây hơn mười năm đã có những ý kiến khá gay gắt như: “Đừng mạo danh thư pháp để bôi bẩn chữ Việt!”và khẳng định “Chỉ có chữ tượng hình mới có thư pháp. Chữ Việt không thể có cái gọi là thư pháp”. Nhẹ nhàng hơn, giới nghệ thuật cho rằng “…ý định Việt Nam có thư pháp là rất đáng trân trọng nhưng sau những gì được thấy, thư pháp Việt Nam chưa được những người yêu chữ hài lòng”. Giới thư pháp Hán Nôm, nhiều người cho rằng thư pháp chữ Việt chưa có “pháp”. Lời nhận xét về Thư Pháp chữ Việt và chữ Hán của Giáo sư Phan Khánh Trung - Chủ tịch hội thư pháp truyền thừa Đài Loan ; người đã có thời gian sang giao lưu va giảng dạy TP tại Việt Nam (trong một cuộc phỏng vấn của báo chí Việt Nam) “Còn với thư pháp chữ Việt? Thư Pháp không khác mấy một bức tranh, ai thấy đẹp thì treo. Người Việt Nam thấy chữ của mình đẹp thì treo, có quyền tự hào. Còn Hán tự là chữ tượng hình, bút lông từng gắn với chữ Hán hàng nghìnnăm nên mỗi nét bút đều diễn đạt tâm tư tình cảm con người. Dòng mực được các nhà thư pháp biến hóa, chuyển động môt cách hợp lý với nét chữ, hợp tình với nghĩa chữ nên nó luôn có hồn. Do đó khi đặt bút viết chữ gì người ta nghĩ ngay đến phải dùng thể chữ nào để viết, để diễn tả cái hồn trong đó, chứ không phải là cố ý theo bản sao của một kiểu chữ nào” Một số người mới đọc qua tưởng Gs khen thư pháp chữ Việt nhưng thực ra Gs có ý nói (một cách rất tế nhị) rằng thư pháp chữ Việt hiện nay chưa đạt đến ngưỡng của nghệ thuật, còn thua xa thư pháp Hán.

Thực tế cho thấy rất nhiều người theo đuổi thư pháp chữ Việt không thèm để ý đến hoặc cố tình phớt lờ những ý kiến thẳng thắn hoặc không có những kiến thức về nghệ thuật thư pháp đủ để hiểu những lời góp ý chân tình của công chúng nên không nhận ra những khiếm khuyết của bản thân cần khắc phục do đó không nhận ra rằng những thứ mình thể hiện chưa có sức thuyết phục.

Rõ ràng người ta cho rằng, cho đến nay, những người theo đuổi thư pháp chữ Việt, chưa đủ sức chứng minh bằng lý lẽ và hành động rằng “Chữ Việt có thể có nghệ thuật thư pháp”.

Mới hôm qua, trên trang facebook của tôi, bác Nguyễn Đình Hoè nêu câu hỏi “Thư pháp chỉ có nghĩa khi viết chữ tượng hình .Chữ latin viết thư pháp không biết đẹp và ý nghĩa ở chỗ nào ?”Nhờ anh chị em, nhất là các Thầy dạy thư pháp trả lời giúp. Đến các Thầy mà không chịu trả lời thì… không biết nghĩ sao đây?!

Nguồn: Phạm Đức Nhuận
Thanh Phong | Thư pháp Nam Định
Thư pháp Việt
Thư pháp Việt
Từ những ngày đầu tiên khi được học thư pháp với thầy của tôi. Một trong những câu hỏi mà mình nhận được nhiều nhất từ phía các quý độc giả liên quan đến việc làm thế nào để bắt đầu học thư pháp. Bên cạnh đó là những câu hỏi như, "người mới bắt đầu học viết thư pháp cần lưu ý những điều gì", học ở đâu, vân vân và mây mây.

Trong bài viết này, mình xin giải đáp một số thắc mắc của quý độc giả về vấn đề này.
Dù sao tôi vẫn khuyên những người mới bắt đầu:
Hãy tìm một người thầy để theo học. Nó sẽ giúp bạn rút ngắn được thời gian, công sức và nhìn ra những khiếm khuyết để tiến bộ hơn.

Thư pháp cho người mới bắt đầu

Ngày xưa khi mà mình mới biết đến thư pháp thì bản thân mình còn chưa thực sự hiểu biết hết về nó, một phần vì thời ấy chưa có internet như bây giờ và một phần vì mình không biết tìm đâu ra người nào dạy thư pháp.

Tuy nhiên trong thời đại ngày nay, với sự bùng nổ của khoa học công nghệ, internet,... việc kết nối mọi người với nhau trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết.

Đối với những bạn mới biết đến thư pháp và mong muốn được học tập bộ môn tuyệt vời này thì thiết nghĩ, môi trường internet có thể là nơi lý tưởng để bạn học tập và rèn luyện khả năng của mình.

Một số gợi ý của mình đến các bạn đó là việc tìm kiếm các video hướng dẫn viết thư pháp, một số bài viết và tham gia vào các nhóm, hội, thích các trang của những người viết thư pháp chuyên nghiệp, sau đó bạn có thể bắt chước, luyện tập dần dần các bạn sẽ nắm bắt được những cái cốt yếu nhất. Quan trọng hơn hết vẫn phải là niềm đam mê và yêu thích.

Kế đến, làm thế nào để bắt đầu học bộ môn nghệ thuật này:


Người mới phải có bút viết, giấy viết và mực.


Vì khi mới bắt đầu tập luyện bạn có thể nhiều bạn còn cảm thấy khó khăn trong việc tìm kiếm các loại bút và giấy viết phù hợp nên mình khuyên các bạn đầu tiên có thể sử dụng internet hoặc các trang mua bán hàng trên Facebook để đặt mua cho mình một đến vài cây bút cỡ tiểu, trung, đại.

Còn giấy viết thì các bạn có thể sử dụng giấy bỏ đi, giấy mỹ thuật hoặc sách báo không còn sử dụng nữa để viết nên đó. Về vấn đề mực viết thì các bạn có thể tham khảo một số loại mực trên mạng, mà tốt nhất lúc đầu bạn nên sử dụng loại mực nước vì loại mực này khá rẻ và không cần thiết phải sử dụng đến nghiên chuyên dụng (nghiên đá) mà bạn có thể sử dụng những vật để chứa khác (như cái bát nhỏ để làm nghiên).

Như mình đã nói trong các bài viết trước liên quan đến cách luyện tập thư pháp Việt, các bạn nên chọn một thể chữ để tập luyện ban đầu và mình khuyên nên chọn các thể chữ dễ để luyện tập trước, cụ thể mình khuyên bạn nên lựa chọn thể chữ MỘC, hoặc PHONG THỂ để luyện tập (xem bài viết: Thư thể trong thư pháp Việt) trước khi luyện đến các dạng chữ khác khó hơn.

Dưới đây là video luyện thư pháp với Đăng Học, một thư pháp gia có tiếng trong giới thư pháp Việt, mong rằng sẽ giúp đỡ được phần nào nhu cầu học tập và rèn luyện bộ môn thư pháp Việt của bạn. Nếu bạn đang tìm kiếm một khóa học thư pháp Việt trong thời gian hiện tại, khóa học viết thư pháp căn bản của tôi có lẽ sẽ giúp được cho bạn phần nào.


Người mới nên tìm hiểu thêm về ý nghĩa của các từ ngữ trong Tiếng Việt

Tìm hiểu về chữ Hán Nôm cũng là cách khá hay để xâu chuỗi lại các khái niệm và giải nghĩa một cách chính xác những từ ngữ chúng ta hay sử dụng trong thư pháp.
Vì sao bạn cần biết tới điều này?
Vì đôi khi những chữ thư pháp được viết ra còn dựa vào sự hiểu biết của bạn về con chữ ấy và cảm nhận, cảm xúc ngay tại thời điểm người viết bắt đầu đặt những nét bút đầu tiên.

Nếu chưa biết được các ý nghĩa của các chữ phổ biến hiện nay, bạn có thể xem một vài ví dụ sau đây:

Trên đây là một số kinh nghiệm dành cho người mới, rất hy vọng nó sẽ giúp ích được cho các bạn trong thời điểm hiện tại.

 Thư pháp Thanh Phong kính bút!


Bút pháp có thể tiến bộ nhanh hay chậm tùy thuộc vào người luyện thư pháp có chăm chỉ rèn luyện hay không. Việc luyện thư pháp có thể giúp cho người học thư pháp có được một số lợi ích rất thiết thực như sau:

- Rút ra được những nguyên tắc, kinh nghiệm viết chữ cho bản thân mình.

- Biết mình còn yếu ở điểm nào, mạnh ở điểm nào để từ đó cải thiện những nét còn yếu, còn thô và bổ sung, trau dồi thêm các nét khác cho thuần thục, mượt mà.

- Rèn luyện tính tổ chức, kỷ luật của bản thân và sự kiên trì nhẫn nại.

Việc luyện tập thư pháp có thể bắt đầu từ những bộ nét căn bản, tập chuyển chữ, hoặc thử các thể chữ mà trước đó chúng ta chưa từng tập. Nhiều người luyện tập thường đổ lỗi cho thời gian và hoàn cảnh eo hẹp nên không thể luyện tập thường xuyên. Nhưng thiết nghĩ đó chỉ là cái cớ để chúng ta che giấu đi bệnh lười, đó là một khuyết điểm rất lớn đối với những người luyện chữ.

Nếu như chúng ta không rèn luyện thường xuyên, nét chữ sẽ kém về khí lực, lâu ngày có thể bị cứng và không thoát được cái tinh thần trong con chữ. Chính vì vậy, vô luận công việc có bận đến đâu đi chẳng nữa, vẫn nên giành ra ít nhất khoảng 30 phút đến 60 phút mỗi ngày để rèn luyện.

nghiệp thư pháp
Trong thời buổi hiện nay, tôi nhìn thấy không ít người đăng ký theo học các lớp luyện thư pháp căn bản. Một số người cho rằng luyện thư pháp có nhiều lợi ích, một số người mong muốn sau khi học xong, có thể tự mình tạo ra được một tác phẩm để treo trong nhà, để tặng gia đình và bạn bè. Bên cạnh đó, cũng có những người quyết định sẽ theo tới cùng nghiệp thư pháp như một cái nghề để họ có thể kiếm miếng cơm manh áo. Sau một thời gian trôi qua, người tiếp tục người thì dừng lại, điều đáng tiếc cho làng thư pháp Việt đó là có những con người rất tài hoa, từng có những tác phẩm rất đẹp được nhiều người biết đến, thế nhưng lại không thể gắn bó được với nghiệp thư pháp đến cùng, đành phải từ bỏ. Và trong bài viết này, tôi cũng mong muốn chia sẻ một đôi chút về tình yêu thư pháp và chủ đề mà tôi muốn bàn luận, đó chính là quan điểm về những người không nên theo nghiệp thư pháp. Đây có thể là bài viết mang hơi hướng cá nhân, và có thể đụng chạm đến nhiều người, nhưng xét cho cùng, tôi vẫn nghĩ rằng mình cần phải viết và chia sẻ nó cho mọi người, để chúng ta cùng nhau nhìn nhận một cách thật khách quan và công tâm, để những ai nằm trong danh sách dưới đây có thể xem xét để tìm ra một con đường mới cho mình.
Những ai không nên theo nghiệp thư pháp

I. Người tìm đến với thư pháp vì tiền

Đúng là trong cuộc sống, tiền đối với chúng ta rất quan trọng. Rất nhiều người đã từng hy vọng tìm đến thư pháp và học tập bộ môn nghệ thuật này để ra ngoài viết chữ kiếm tiền, và thực chất thì đã có rất nhiều người thành công với việc này, đa phần bây giờ người dân vẫn chưa nhận thức được cái hay, cái đẹp của nghệ thuật thư pháp việt, chỉ cần nhìn thấy những ông đồ với bộ quần áo the, khăn xếp, bày bàn ghế, giấy xuyến, mực xạ ra là đã tìm đến hỏi mua tranh, và cũng phải công nhân rằng có rất nhiều người đã kiếm được rất nhiều tiền. Tuy vậy, nếu nghệ thuật bị gắn chặt với tiền bạc, thì mình cũng xin khẳng định rằng sớm muộn gì bạn cũng sẽ phải từ bỏ cái nghề này. Tại sao ư? Nhiều khi bạn có nghe thấy một câu chuyện, đó là "tôi đang làm ăn khấm khá, bỗng nhiên đối thủ xuất hiện, cướp mất thị trường và doanh thu sụt giảm". Đúng vậy, miếng bánh mà xã hội trao cho không chỉ riêng bạn có thể nhìn thấy mà còn rất nhiều những người khác cũng có thể nhìn thấy cơ hội này, và nếu như chỉ vì tiền mà tham gia vào bộ môn nghệ thuật này, mình khuyên thật rằng bạn nên từ bỏ đi.

II. Người theo nghiệp thư pháp vì người khác

Tôi có biết một cậu bạn vì bố cậu ấy viết thư pháp nên ngay từ bé cậu ấy đã được tiếp xúc với bộ môn nghệ thuật này, tuy nhiên, sở thích thực sự của cậu ấy là trở thành một người chiến sỹ công an, điều này có vẻ như trái ngược với mong muốn của bố cậu ấy. Mặc dù chưa một lần cậu tâm sự với bố nhưng mình nghĩ rằng bố cậu ấy sớm muộn gì rồi cũng sẽ nhận ra, rằng những tác phẩm mà cậu ấy viết ra chỉ giống như một khuôn mẫu được dựng lên từ trước, không hề có nấy một chút sáng tạo nào ở trong đó. Vì ước mơ của cậu ấy không phải trở thành một thư pháp gia nên tôi đã khuyên cậu ấy nói chuyện thẳng thắn với bố của mình. Mặc dù ông ấy đã rất buồn, xong cuối cùng ông ấy cũng để cậu tự bước trên con đường của mình.
Vậy đấy, trở thành một ai đó vì người khác sẽ khiến cho chúng ta giống như một con rối không có lựa chọn, sống vì người khác. Chính vì vậy, mình hy vọng rằng nếu như bạn nào chỉ đến với thư pháp vì bị người khác ép buộc thì tốt nhất đừng nghĩ rằng mình sẽ trở trở thành một thư pháp gia.

III. Người theo nghiệp thư pháp vì bề ngoài 

Nghề thư pháp không đơn giản như nhiều người vẫn nghĩ rằng chỉ cần mang bàn, giấy, bút ra là đã có thể kiếm tiền từ thiên hạ. Một nhà thư pháp gia để thực sự có thể đặt bút và viết nên những con chữ đẹp thì cần phải trải qua một thời gian luyện tập khổ cực, miệt mài và rất vất vả. Khác xa với vẻ ngoài ung dung tự tại, mỗi một nghề đều có một nỗi khổ, sự vất vả và đôi khi là những gian nan mà khó ai có thể biết được. Nếu chúng ta chỉ nhìn vẻ bề ngoài thì làm sao có thể thấu hiểu được cảnh tập luyện một ngày ngồi yên một tư thế, luyện tập từ 4 đến 8 tiếng đồng hồ? Làm sao chúng ta có thể hiểu được việc vắt óc suy nghĩ các thể chữ, cách sắp xếp các bố cục thế nào cho hợp lý cũng đã đủ làm cho một người phải bạc tóc? Làm sao hiểu được việc đến với nghệ thuật khó khăn như thế nào? Bởi vậy mình mới nói, nhiều người nghĩ rằng học thư pháp là một sự nhẹ nhàng dễ chịu, thư pháp gia chỉ cần ngồi đó viết nhăng viết cuội là đã trở thành một tác phẩm, thực sự thì thành công không đơn giản như vậy, và nếu ai nói với mình rằng họ đến với thư pháp chỉ vì vẻ bề ngoài của bộ môn nghệ thuật này thì bạn biết lời khuyên thật lòng của mình là gì rồi đấy!

nghiệp thư pháp
Thư pháp không đơn giản là một bộ môn nghệ thuật! Những người đến với nó phải thực sự có niềm đam mê, yêu thích, sự gắn bó lâu dài. Chính điều ấy mới khiến cho chúng ta bất chấp tất cả để hy sinh cho sự nghiệp nghệ thuật, và chính điều ấy mới có thể làm cho nền thư pháp nước nhà được thăng hoa.

nghiệp thư pháp
Thư pháp Việt hiện nay còn được rất ít người biết đến, bảo tồn, phát huy nét đẹp thư pháp không chỉ là sứ mệnh của riêng một vài cá nhân cụ thể, mà đó còn là sự giúp đỡ ủng hộ từ rất nhiều những con người yêu thích bộ môn nghệ thuật này. Hy vọng rằng, thông qua bài viết này, mình đã phần nào giúp cho độc giả hiểu được đôi chút về tình yêu thư pháp thật tâm.
Thư pháp Nam Định, tháng 9 năm 2017

Triển lãm thư pháp Việt | Cốt cách thanh tân

Giới thiệu chuyên mục Cốt cách thanh tân của Thư pháp Thanh Phong

Trong cuộc sống, mỗi con người trong số chúng ta đều mong muốn tìm được cho mình một niềm vui và ai  ai cũng đều mưu cầu hạnh phúc. Bởi vậy mà người ta đấu tranh, người ta phấn đấu không ngừng nghỉ để đạt được một điều gì đó trong cuộc sống, nào là danh vọng, nào là địa vị, nào là quyền lực. Thế nhưng chỉ vì cái mục tiêu ấy mà nhiều người vướng phải vòng tham, sân, si, mạn, nghi, làm cho thế gian trở nên thống khổ, mọi người trở nên thù ghét lẫn nhau.

Nhận ra được điều này, bản thân tôi cảm thấy vô cùng đau đớn và tiếc nuối thay cho những số phận cứ mãi theo đuổi, ấp ôm những thứ xa hoa phù phiếm. Chính vì thế tôi xây dựng một chủ đề mới cho Blog của tôi, với mong muốn giúp được nhiều người sống một cuộc đời hạnh phúc, vui vẻ thực sự, bằng những bài viết, những phân tích của tôi về những vấn đề rất mật thiết đối với mỗi người trong cuộc sống, tôi hy vọng rằng mỗi chúng ta sẽ có được một cái nhìn khác, đẹp hơn, trong sáng hơn, tích cực hơn, để tự xây dựng cho bản thân mình một cốt cách thanh tân, một nhân tính đẹp hơn sau này.
"Tiết thu thiên mưa dầm sùi sụt
Ngắm cảnh trời nhớ mẹ nao nao"...

Giới thiệu về triển lãm

Triển lãm thư pháp ViệtNhân tiết vu lan báo hiếu, cùng kỉ niệm 1 năm thành lập Clb Thư pháp Việt-Việt Thư Đạo Quán, Clb tổ chức buổi triển lãm mang tên "CỐT CÁCH THANH TÂN".

"CỐT CÁCH THANH TÂN" là một trong những nét đẹp của người mẹ Việt Nam truyền thống, cùng đức những hy sinh cao cả trong cuộc đời.

Thư pháp Việt khi thổi hồn nghệ thuật thì dường như nó cũng như một cơ thể sống của con người: có suy nghĩ, có tình cảm, có bỏ ngỏ, có linh hồn và vẻ đẹp tiềm tàng riêng, và cũng có cả "cốt cách" riêng biệt, vừa mang hơi hướng "thanh tân" của thời đại.

"Cốt cách" là những giá trị vốn có, đặc trưng, tồn tại một cách bền vững, lâu dài và trải qua quá trình hun đúc lên mà có, khó có thể thay đổi, dao động bởi những tác động xấu của xã hội, môi trường xung quanh.

"Thanh tân" lại gợi đến sự mới mẻ, uyển chuyển, mềm mại, cách điệu một cách lạ kì nhưng ẩn sâu trong đó vẫn là sự kế thừa, và hồi hướng những giá trị truyền thống.

" Cốt cách thanh tân" muốn kéo con chữ Thư pháp Việt lại gần hơn, chân thực hơn và gần gũi, sáng tạo hơn đối với người thưởng thức. Sâu xa hơn nữa sẽ đọng lại trong con người ta niềm yêu thích hơn đối với Thư pháp Việt nói riêng và chữ quốc ngữ nói chung.

Con chữ phải phản ánh được "cốt cách", con chữ phải kéo lại con người với con người lại gần nhau hơn. Đừng vì những danh lợi vô thường trong cuộc sống mà đánh mất đi chính bản thân mình, nhất là đối với người nghệ sỹ cầm bút:
"Uy vũ bất năng khuất
Bần tiện bất năng di"...

Triển lãm là một chuỗi các hoạt động :

- Triển lãm thư pháp Việt: Cùng với các tác phẩm của thành viên trong Clb là sự tham gia tác phẩm của hơn 35 thư pháp gia trên mọi miền đất nước.

- Giao lưu viết chữ thư pháp giữa các thư pháp gia, học hỏi và trao đổi kinh nghiệm về thư pháp Việt.

- Tặng chữ thư pháp người thưởng lãm.

- Phối hợp cùng Clb Thiện nguyện Sao tháng Tám Hv chính trị CAND gây quỹ từ thiện ủng hộ các em nhỏ có hoàn cảnh khó khăn tại Viện huyết học và truyền máu TW.

Địa điểm: Đình Chèm, phường Thuỵ Phương, Bắc Từ Liêm, Hà Nội.

Thời gian khai mạc: 8h00' ngày 26/8/2017(dương lịch)
Thời gian triển lãm: Từ 26-27/8/2017(dương lịch).

Vậy Thư pháp Khá Già đại diện cho Clb Việt Thư Đạo Quán xin mời các anh chị em thư pháp gia, những người có niềm yêu thích với bộ môn thư pháp chữ Việt, yêu và mến nghề viết thư pháp cùng bằng hữu và người thân, bố trí thời gian và công việc đến tham dự cùng Clb của chúng tôi. 
Mọi thắc mắc xin liên hệ: Thư pháp Khá Già, sdt: 01627275934.
Xin chân thành cảm ơn!
Thay mặt Clb,
Thư pháp Khá Già (thầy của tôi) kính báo!

Thư pháp Thanh Phong | Cốt cách thanh tân
Trong hoạt động học tập và tham khảo bộ môn thư pháp Việt, chắc hẳn quý bạn đọc cũng muốn tham gia vào các hội nhóm trên các trang mạng xã hội để học hỏi và trau dồi thêm những kinh nghiệm cho bản thân mình trong việc học tập bộ môn thư pháp Việt.
Trong bài viết này, Thư pháp Thanh Phong xin gửi đến quý độc giả danh sách các hội nhóm thư pháp Việt điển hình trên mạng xã hội Facebook hiện nay để các bạn tiện tham gia, theo dõi và học hỏi.

0. Hội yêu thích thư pháp

Các nhóm thư pháp Việt điển hình trên mạng xã hội Facebook
Mặc dù không phải là nhóm giành riêng cho những người Viết thư pháp việt, nhưng hội yêu thích thư pháp là một trong những nhóm có số lượng thành viên đông đảo nhất có chung một niềm đam mê, yêu thích nghệ thuật thư pháp. Nếu như bạn mới bắt đầu làm quen với bộ môn thư pháp thì Group này chắc chắn sẽ không thể bỏ qua
Link hội nhóm: Tại đây

1. Việt thư đạo quán

Việt thư đạo quán
Tên một CLB được thành lập đầu tiên bởi thầy Nguyễn Văn Khá, với những lứa học trò đầu tiên như Việt Hưng, Thanh Phong, và dần dần hiện nay đã có thêm nhiều người theo học tập, Group của nhóm hiện tại đã có hơn 500 thành viên hoạt động và chia sẻ liên tục các bài viết chữ thư pháp đẹp liên quan đến nhiều chủ đề khác nhau.
Link hội nhóm: Tại đây

2. Linh hồn thư pháp Việt

Nhóm thư pháp này hiện đang có hơn 2500 thành viên với nhiều bài viết chất lượng đến từ nhiều tác giả khác nhau, hứa hẹn sẽ là một trong những hội nhóm hữu ích nhất góp phần củng cố, bổ sung kiến thức và là nơi để các bạn mới bắt đầu học thư pháp kết bạn, làm quen.
Link hội nhóm: Tại đây

3. Hội thư pháp Việt Nam

Link hội nhóm: Tại đây

4. Câu lạc bộ thư pháp UNESCO

Link nhóm: tại đây

Link nhóm: tại đây

6. Hội những người yêu thủy mặc và thư pháp Việt Nam


Link nhóm: tại đây

7. Thư pháp Thanh Phong - Fanpage Thư Đạo

Là một trang Fanpage đơn giản để cho những người yêu thích thư pháp có thể truy cập và tìm hiểu thêm về kiến thức, kỹ năng viết chữ, phục vụ nhu cầu chung của tất cả những ai có mong muốn theo học thư pháp Thanh Phong.

Trên đây là bài viết về danh sách các nhóm thư pháp Việt điển hình trên mạng xã hội Facebook, chắc chắn rằng khi bạn đọc đến đây, có thể sẽ rút ra cho mình một số quyết định, nếu như bạn thấy bài viết còn thiếu hoặc sai xót và cần bổ sung ở điểm nào, hãy để lại nhận xét ở phía dưới bài viết này để Thanh Phong bổ sung. Cảm ơn bạn rất nhiều.

---------------------------------------
Thư pháp Thanh Phong | Viết Thư pháp Việt
Sđt: 0966 966 007

DỊCH VỤ ÔNG ĐỒ

VIẾT THƯ PHÁP CHUYÊN NGHIỆP

LUYỆN TẬP HÀNG NGÀY